TIÊM CHỦNG VACCIN PHÒNG COVID-19 CHO PHỤ NỮ MANG THAI, CHO CON BÚ
NHS Nguyễn Thị Thúy Hạnh khoa Sức khỏe sinh sản.
2021-10-06T10:32:22+07:00
2021-10-06T10:32:22+07:00
http://trungtamytebaoloc.vn/khoa-csskss/tiem-chung-vaccin-phong-covid-19-cho-phu-nu-mang-thai-cho-con-bu-217.html
/themes/default/images/no_image.gif
Trung tâm Y tế Thành phố Bảo Lộc
http://trungtamytebaoloc.vn/assets/images/logo.png
Thứ tư - 06/10/2021 10:32
Vi rút Corona có hình cầu với đường kính khoảng 125nm, có các protein bề mặt nổi lên hình gai. Vi rút chứa 4 protein cấu trúc chính là protein gai, protein màng, protein vỏ và nucleocapsid. Bên trong vỏ của virion là nucleocapsid sợi đơn dương, đối xứng xoắn ốc. Vi rút có RNA sợi đơn dương tính, không phân đoạn. Đối với phụ nữ mang thai, cho đến thời điểm này, nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 qua bánh rau trong quá trình mang thai là rất thấp. Các nghiên cứu từ Trung Quốc, Mỹ cho thấy phần lớn các mẫu xét nghiệm nước ối, máu cuống rốn, rau thai, dịch âm đạo và sữa mẹ của phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19 cho kết quả âm tính với vi rút SARS-CoV-2. Đồng thời hầu hết kết quả xét nghiệm dịch mũi/họng hầu được lấy ngay sau sinh ở trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm Covid-19 cũng cho kết quả âm tính với vi rút này. Đường lây truyền qua giọt bắn được cho là đường lây truyền chính khi trẻ tiếp xúc với người chăm sóc nhiễm SARS-CoV-2.
- Phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc xin COVID-19
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Bộ Y tế : Việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 khi mang thai có thể giúp phòng bệnh COVID-19, phòng được các biến cố bất lợi có thể xảy ra khi phụ nữ mang thai mắc COVID-19. Vì khi mang thai khiến cho bà mẹ có nguy cơ mắc COVID-19 tiến triển nặng hơn so với những người không mang thai, tiến triển nặng bao gồm các tình huống cần chăm sóc đăc biệt, cần dùng máy thở hoặc có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, phụ nữ mang thai mắc COVID-19 cũng có nguy cơ sinh non cao hơn so với phụ nữ mang thai mà không mắc bệnh COVID-19.
- Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin COVID-19 không?
Theo WHO, tất cả các loại vắc xin phòng COVID-19 được sử dụng hiện nay không chứa vi rút sống, vì thế rất an toàn, không thể gây ra nguy cơ truyền bệnh từ mẹ sang con qua đường sữa mẹ được. Hơn nữa, kháng thể có trong sữa mẹ còn có tác dụng bảo vệ trẻ, trẻ bú mẹ cũng rất an toàn. Do đó, phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin COVID-19 và không cần ngưng cho con bú sau tiêm.
- Phụ nữ có thai và cho con bú tiêm chủng Covid-19 như thế nào?
Ngày 10/8/2021, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 3802/QĐ-BYT về việc hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; ngày 18/8/2021, Bộ Y tế ban hành quyết định số 3982/QĐ-BYT về việc hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí Covid-19 do chủng vi rút SARS- CoV-2 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Các đối tượng tiêm được:
- Người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc xin.
- Phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần (riêng vắc xin Sputnik V không sử dụng đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú).
- Phụ nữ đang cho con bú.
Đối với phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần cần giải thích lợi ích/nguy cơ và ký cam kết nếu đồng ý tiêm và chuyển đến cơ sở có cấp cứu sản khoa để tiêm.
Ngoài ra trong quá trình sàng lọc vẫn phải thận trọng đối những thai phụ hoặc bà mẹ cho con bú nếu:
- Có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
- Có bệnh nền, bệnh mạn tính.
- Có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
- Mất tri giác, mất năng lực hành vi.
- Phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống:
+ Nhiệt độ <35,50C và >37,50C.
+ Mạch: < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút.
+ Huyết áp tối thiểu < 60 mmHg hoặc > 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế).
+ Nhịp thở > 25 lần/phút.
Phụ nữ có thai được khám sàng lọc và nếu đồng ý tiêm chủng sẽ được chuyển đến cơ sở có cấp cứu sản khoa để tiêm.
Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng
- Có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng.
- Đang mắc bệnh cấp tính.
- Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần tuổi.
Các đối tượng không tiêm được
- Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 cùng loại (lần trước).
- Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của một số loại vắc xin
Theo Bộ Y tế, khuyến cáo của nhà sản xuất cho thấy khoảng cách giữa 2 mũi tiêm của các loại vắc xin là khác nhau.
- Vắc xin Moderna: 4 tuần
- Vắc xin Pfizer: 3 tuần
- Vắc xin AstraZeneca: từ 8 - 12 tuần
- Vắc xin Sinopharm: 3 - 4 tuần
Tuổi thai theo quy định tại Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản: Tuổi thai tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng, trong trường hợp thai phụ không nhớ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng thì tính dựa trên kết quả siêu âm chẩn đoán. |
Tác giả bài viết: NHS Nguyễn Thị Thúy Hạnh khoa Sức khỏe sinh sản.
Nguồn tin: Tổng họp