CÁC BỆNH LÀNH TÍNH TUYẾN VÚ

Thứ ba - 14/12/2021 03:06
Các bệnh lành tính của tuyến vú được phân chia theo nhóm: đau vú, u xơ tuyến vú, u nang tuyến vú, tiết dịch vú, áp xe vú, rối loạn tuyến sữa, u vú lành tính
Các bệnh lành tính tuyến vú thường có triệu chứng đau vú. Có thể đau theo chu kỳ kinh hoặc đau không theo chu kỳ kinh. Người bệnh thường có cảm giác nặng, căng ở vú trong khi hành kinh và mất đi sau khi thấy kinh, được coi như đau có chu kỳ. Đau vú không theo chu kỳ có thể kết hợp với giãn ống tuyến, được phát hiện qua chụp vú.
I. Hoại tử mô mỡ
- Thường gặp sau chấn thương, hoặc tổn thương do sinh thiết, có thể gặp khối cứng, co kéo núm vú. Phải sinh thiết để loại trừ ung thư vú.
- Điều trị: chích lấy khối hoại tử, có thể kết hợp với các thuốc nội tiết như:
-  Danazol 200mg x 2 viên/ ngày.
- Tamoxifen 100mg x 2 viên/ ngày.
- Thuốc mỡ Progesterol bôi từ ngày thứ 12 -> ngày 25 của chu kỳ kinh.
II. U xơ tuyến vú
- Là khối u có vỏ bọc, có thể gặp ở một hoặc hai bên vú. Thường là khối u cứng, di động và có kích thước nhỏ khác nhau
- Điều trị: bóc khối u
III. Xơ nang tuyến vú
Là khối u khu trú hoặc lan tỏa, mật độ mềm, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoăc tiền mãn kinh.
- Nguyên nhân do mất cân bằng nội tiết.
- Chẩn đoán: sờ thấy các khối u mềm xuất hiện vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, có thể ở cả hai bên vú, cần chọc tế bào để loại trừ ung thư vú.
- Điều trị: Vitamine E 400UI/ ngày.
IV. U Philoid
- Là loại u tuyến xơ với lớp đệm phát triển nhanh, dễ tái phát.
- Điều trị: cắt khối u, nếu khối u to rất dễ tái phát trong trường hợp này nên cân nhắc đoạn nhũ.
V. Bệnh nang tuyến vú
Thường gặp ở phụ nữ từ 35-50 tuổi, rất hiếm gặp ở phụ nữ trẻ < 25 tuổi. Nang thường là những khối riêng rẽ, di động, mật độ căng. Chọc hút dịch nang có màu vàng chanh hoặc nâu. Nếu dịch hút ra là máu thì phải sinh thiết sau hút dịch để loại trừ ung thư, sau chọc hút nếu nang tái phát thì phải hút lại và điều trị phẫu thuật bóc nang.
VI. Các bệnh có tiết dịch ở núm vú
-Tiết dịch ở núm vú ngoài thời kỳ nuôi con bú có thể do các nguyên nhân sau:
- Giãn hoặc xơ nang ống tuyến.
- Tăng tiết sữa kết hợp với vô kinh, vô sinh.
- Papilloma ống tuyến.
- Ung thư vú
- Khám lâm sàng cần lưu ý: màu sắc dịch tiết ( trong, lẫn máu, hoặc có màu khác) có kèm theo khối u, có nhiều tia hay một tia, dịch ra liên tục hay từng đợt, ra tự nhiên hay do bóp nặn, dịch ra có liên quam đến kỳ kinh hay không, có uống thuốc tránh thai hay đang điều trị bệnh gì khác không.
VII.  Vú bất thường
Có thể gặp những trường hợp vú teo, vú kém phát triển hoặc phì đại tuyến vú. Cần được thăm khám kỹ để loại trừ.
VIII. Viêm tuyến vú và áp xe vú
1. Viêm vú
- Dấu hiệu chính: vú cương, đau, đỏ, đầu vú thường nứt nẻ, thường bị một bên.
- Xử trí:
            - Kháng sinh.
            - Giảm đau: thường sử dụng Paracetamol.
            - Khuyến khích người mẹ tiếp tục cho con bú.
            - Băng nâng đỡ vú ( lưu ý không băng quá chặt).
            - Chườm lạnh vú sau khi cho bú.
2. Áp xe vú
- Dấu hiệu chính: vú căng to, đau, sưng đỏ, có chỗ ấn mềm, chọc dò có mủ.
- Xử trí:
            - Rạch dẫn lưu mủ.
            - Kháng sinh, giảm đau, hạ số ( nếu có).
            - Băng đỡ vú.
            - Chườm lạnh.



 

Tác giả bài viết: CN Nguyễn Thị Hà- Khoa SKSS tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây