MANG THAI Ở VỊ THÀNH NIÊN

Thứ tư - 28/07/2021 03:35
Mang thai ở VTN là vấn đề nhạy cảm, khó xử trí. Trong giai đoạn hiện nay mang thai ở VTN thường hay gặp ở các cơ sở y tế, viêc xử lý khi mang thai VTN gặp nhiều khó khăn cho VTN và cả CBYT. Bài viết này nhằm giới thiệu cho các bạn các tình huống phải xử trí khi tiếp nhận một ca mang thai ở VTN
  1. Các yếu tố dẫn đến mang thai ở vị thành niên
  • Sự thiếu hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt, cơ chế thụ thai, các biện pháp tránh thai…
  • Thiếu tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS). 
  • Quan hệ tình dục không chuẩn bị, không mong muốn. 
  • Quan hệ tình dục trước hôn nhân, sống thử trước hôn nhân ngày càng tăng.
  1. Các nguy cơ có thể gặp khi mang thai ở tuổi vị thành niên.
     2.1 Nguy cơ khi tiếp tục giữ thai và sinh đẻ.
-   Mang thai ở tuổi VTN ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nguy cơ tử vong mẹ vẫn còn cao so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. Mẹ dễ bị thiếu máu, tiền sản giật, đẻ non, sẩy thai, chuyển dạ đình trệ, bất tương xứng thai khung chậu. Trong lúc sinh: đẻ khó, dễ phải can thiệp bằng các thủ thuật và phẫu thuật.
     -Tỷ lệ tử vong trẻ em sinh ra do các bà mẹ VTN trong năm đầu cao hơn so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. Con của các bà mẹ vị thành niên thường có tỉ lệ nhẹ cân, bệnh tật và tử vong cao gấp nhiều lần so với con của các bà mẹ tuổi trưởng thành.
      - Về mặt kinh tế - xã hội, khi có thai VTN phải gián đoạn việc học hành, khó khăn về kinh tế và không kiếm được việc làm, dẫn VTN vào con đường bế tắc. Hạnh phúc gia đình có thể bị rạn nứt, dễ lâm vào cảnh éo le, ảnh hưởng đến tương lai của VTN. Tỷ lệ ly dị cao, dễ bị phân biệt đối xử. Làm mẹ sớm dễ bị căng thẳng và khủng hoảng tâm lý.
    1. Nguy cơ khi phá thai ở tuổi VTN
  • Do mặc cảm, xấu hổ nên VTN thường tìm kiếm dịch vụ phá thai không an toàn. 
  • VTN thường không biết các dấu hiệu để nhận biết thai nghén, nên không tìm đến cơ sở y tế sớm dẫn đến phá thai to.  
  • Do cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, tâm lý lại lo sợ nên thủ thuật phá thai ở VTN thường  xảy ra nhiều tai biến hơn ở người trưởng thành.
  •  Những ảnh hưởng tâm lý sau phá thai ở tuổi VTN có thể rất nặng nề và kéo dài.
  1. Chẩn đoán thai ở vị thành niên.
    1.  Hỏi.
  • Có quan hệ tình dục
  • Chậm kinh, các triệu chứng mang thai.
3.2. Triệu chứng lâm sàng.
- Khám vú: quầng vú sẫm màu, căng, có hạt nâu.
- Khám âm đạo: cổ tử cung mềm, tím; thân tử cung to, mềm.
3.3. Cận lâm sàng.
- Xét nghiệm hCG hoặc siêu âm.
3.4. Chẩn đoán xác định.
- Dựa vào hCG(+) và siêu âm để chẩn đoán xác định.
IV. Tư vấn mang thai vị thành niên.
CBYT cần cung cấp thông tin về những ngy cơ khi tiếp tục manh thai, sinh đẻ hoặc phá thai để giúp VTN tự quyết định tiếp tục giữ thai hay chấm dứt thai kỳ.
4.1. Tư vấn đối với VTN quyết định chấm dứt thai kỳ.
4.1.1. Tư vấn trước phá thai.
- Bảo đảm dành đủ thời gian để tư vấn và giải thích những thắc mắc của VTN.
- Giải thích để VTN yên tâm, giảm lo lắng, căng thẳng.
- Giải thích quá trình thực hiện phá thai an toàn.
- Hỗ trợ kỹ năng sống cho VTN, giúp các em đối mặt với các vấn đề của mình và lựa chọn giải pháp phù hợp. Nếu VTN chưa quyết định được, cho thêm thời gian để suy nghĩ. Khuyến khích các em nói chuyện với người nhà hoặc người tin cậy.
- Chuyển VTN đến cơ sở phá tai an toàn phù hợp, nếu dịch vụ không có sẵn.
- Trong trường hợp VTN thay đổi quyết định, chuyển tới các dịch vụ chăm sóc thai nghén.
4.1.2. Tư vấn sau phá thai.
- Hướng dẫn các biện pháp tránh thai ngay sau khi phá thai.
- Cung cấp bao cao su và tư vấn về BPTT khẩn cấp.
- Hỗ trợ và khuyến khích các em trao đổi với bạn tình về hành vi tình dục, về các nguy cơ và các biện pháp bảo vệ.
- Đề phòng suy sụp tinh thần hoặc khủng hoảng tâm lý.
4.2. Tư vấn với VTN tiếp tục mang thai và sinh đẻ.
      - Hướng dẫn VTN đến cơ sở y tế để được quản lý thai.
 - Thai nghén ở VTN thường có nhiều nguy cơ hơn so với trưởng thành, đặc biệt dưới 16 tuổi. Do đó cần hướng dẫn các cách phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
- Tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý.
4.2.1. Các điểm cần lưu ý tư vấn trước sinh.
- VTN mang thai và bạn tình cần phải được tư vấn sử dụng bao cao su để phòng NKLTQĐTD.
- Giúp VTN xây dựng kế hoạch sinh đẻ, xác định người hỗ trợ thể chất và tinh thần trong cuộc đẻ. Cần tổ chức và khuyến khích VTN, người hỗ trợ tham gia các lớp chăm sóc sức khỏe khi mang thai.
4.2.2. Các điểm cần lưu ý khi tư vấn trong sinh.
- Không bao giờ được để VTN một mình. Giải thích những gì đang và sẽ xảy ra để giúp giảm căng thẳng, giảm đau và tăng khả năng chịu đựng. Quá trình chuyển dạ nên có mặt một người thân trong gia đình hoặc người hỗ trợ cuộc đẻ mà VTN đã lựa chọn tham gia chăm sóc và hỗ trợ tình thần.
- Cần có thái độ kiên nhẫn, hiểu biết, có giải thích, thương yêu và chăm sóc. Cần đáp ứng các nhu cầu đặc biệt và có thể khác nhau của mỗi VTNnha82m hỗ trợ chịu đựng và vượt qua quá trình chuyển dạ.
- Trong giai đoạn chuyển dạ tích cực, không để VTN một mình. Các cơn co mạnh và nhanh có thể làm cho VTN hoảng sợ. Chuyện trò với VTN trong khi sinh để làm giảm thiểu sự căng thẳng, sợ hãi và hợp tác tốt hơn.
4.2.3. Các điểm cần lưu ý trong tư vấn sau sinh.
- Các bà mẹ VTN gặp phải một mâu thuẫn vừa là VTN vừa phải điều chỉnh vai trò làm mẹ. CBYT phải tận dụng mọi cơ hội để hướng dẫn và hỗ trợ toàn bộ tiến trình để gắn bó tình cảm bà mẹ VTN và em bé.
- Những buồn chán, trầm cảm thường xuất hiện ở nhiều bà mẹ sau sinh càng trỏ nên nặng nề hơn hơn đối với VTN. CBYT cần tiếp tục theo dõi và có kế hoạch thăm bà mẹ VTN tại nhà.





 

Tác giả bài viết: CN Nguyễn Thị Hà- Khoa SKSS

Nguồn tin: Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản( ban hành theo Quyết định số 4620/ QĐ- BYT ngày 25/11/ 2009 cảu Bộ trưởng Bộ Y tế) in năm 2015

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây