CHĂM SÓC THAI PHỤ TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ

Thứ hai - 16/08/2021 09:41
Tăng huyết áp (THA) do thai nghén là một bệnh thường gặp, chiếm 12-22% trong các thai kỳ. Ở Mỹ, tỷ lệ tử vong do bệnh lý này chiếm 16,7% trong các tử vong mẹ. THA được định nghĩa là HA tâm thu ≥ 140mmHg, HA tâm trương ≥ 90 mmHg. Tăng huyết áp là triệu chứng có thể có trước khi có thai, xuất hiện khi mang thai hoặc đã có sẵn và nặng lên do thai
CHĂM SÓC THAI PHỤ TĂNG HUYẾT ÁP THAI KỲ
I. Phân loại rối loạn huyết áp trong thai kỳ là:
- Tăng huyết áp thai kỳ
- Tiền sản giật: Tiền sản giật nhẹ, tiền sản giật nặng
- Sản giật
- Tăng huyết áp mạn tính
- Tiền sản giật ghép trên tăng huyết áp mãn tính
II. Tăng huyết áp thai kỳ:
1. Định nghĩa:
- Xuất hiện ở tuổi thai > 20 tuần (Sau tuần thứ 20 của thai kỳ).
- Huyết áp ≥140/90mmHg ( không nhớ tiền sử huyết áp trước đó).
- Hoặc huyết áp thai phụ trước đó bình thường nay số đo huyết áp tâm thu ( tối đa) tăng hơn 30mmHg hoặc huyết áp tâm trương ( tối thiểu) tăng hơn 15mmHg
- Không có protein niệu.
- Huyết áp trở về bình thường sau tuần thứ 12 thời kỳ hậu sản.

Lưu ý: Phải đo huyết áp 2 lần cách nhau 4 giờ, sau khi nghỉ.
2. Các yếu tố nguy cơ:
- Mùa: Lạnh. Nơi ở chật, ẩm thấp
- Con so
- Thai phụ lớn tuổi ( trên 35 tuổi).
- Đa thai, đa ối.
- Chửa trứng, biểu hiện tiền sản giật  thường xảy ra sớm.
- Thai nghén kèm đái tháo đường, bệnh thận mãn tính, cao huyết áp mãn tính.
- Tiền sử có tiền sản giật - sản giật.
- Thói quen ăn nhiều muối
- Ít vận động thể lực
- Béo phì, tăng cholesterol
- Căng thẳng thần kinh, tâm lý…
- Chế độ dinh dưỡng lúc mang thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng
3. Triệu chứng:
- Huyết áp ≥ 140/90 mmHg
- Hoặc huyết áp thai phụ trước đó bình thường nay số đo huyết áp tâm thu ( tối đa) tăng hơn 30mmHg hoặc huyết áp tâm trương ( tối thiểu) tăng hơn 15mmHg cần lưu ý vì có thế xảy ra tiền sản giật- sản giật.
- Protein niệu không có hoặc protein niệu vết  ⁓ 0,1g/24g
4. Ảnh hưởng của tăng huyết áp với thai nghén và thai nghén với tăng huyết áp
Đối với mẹ: Tăng huyết áp khi mang thai nếu không được kiểm soát thì có thể dẫn đến các tai biến cho sản phụ như nhau bong non, tai biến mạch máu não, suy tạng, rối loạn đông máu rải rác.
Với thai nhi: Nếu cơ thể mẹ bị tăng huyết áp thai kỳ, tình trạng máu nuôi kém, thai nhi có thể bị nhẹ cân hay suy dinh dưỡng bào thai; Nguy hiểm nhất là tình trạng sinh non, chết lưu hay buộc lòng phải cho con ra đời sớm để giảm bệnh lý cho mẹ vì các bệnh lý huyết áp của thai kỳ đa số đều giảm rõ rệt sau khi thai được sinh ra.
 Ảnh hưởng của thai nghén với tăng huyết áp: Thai nghén làm cho bệnh tăng huyết áp nặng lên và các biến chứng có thể gặp: Tiền sản giật- sản giật


 

Tác giả bài viết: NHS Nguyễn Thị Thúy Hạnh khoa Sức khỏe sinh sản.

Nguồn tin: Tổng họp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây