HP là loại vi khuẩn gây ra các bệnh lý về dạ dày, khiến người bệnh gặp phải những triệu chứng khó chịu như: chán ăn, đau vùng thượng vị, đầy bụng, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy,... Nếu không được điều trị sớm, vi khuẩn HP sẽ sinh sôi trong dạ dày và tiến triển thành các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng khác như:
Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP dạ dày tại Việt Nam đang ở mức rất cao. Cách duy nhất để phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh đó là thực hiện các xét nghiệm vi khuẩn HP.
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý về dạ dày
Có tổng cộng 4 phương pháp giúp phát hiện vi khuẩn HP trong cơ thể người bệnh, bao gồm: test hơi thở, xét nghiệm qua phân, nội soi và xét nghiệm máu. Phụ thuộc vào mục đích chẩn đoán và các yêu cầu đi kèm khác như có cần thực hiện kháng sinh đồ không, có cần đánh giá hay kiểm tra tổn thương ở dạ dày không, cần kết quả xét nghiệm nhanh hay chậm,... bác sĩ sẽ tư vấn hình thức xét nghiệm phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Sau đây là những ưu điểm của phương pháp xét nghiệm máu HP:
Theo các bác sĩ Chuyên khoa Tiêu hóa, trên thực tế mọi phương pháp xét nghiệm đều có tỷ lệ sai số nhất định, khác nhau ở điểm là tỷ lệ đó ít hay nhiều ở mỗi hình thức chẩn đoán. Xét nghiệm máu HP cũng không ngoại lệ.
Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, cơ thể bệnh nhân sẽ sản sinh ra một loại kháng thể chống lại vi khuẩn. Xét nghiệm máu sẽ giúp tìm thấy loại kháng thể này nhưng khả năng cho ra kết quả dương tính giả khá cao. Nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố dưới đây:
Nguyên nhân khiến độ chính xác của kết quả xét nghiệm máu HP ở mức thấp là do:
Xét nghiệm máu HP không được ưu tiên chỉ định vì độ chính xác không cao
Nhìn chung phương pháp xét nghiệm máu hỗ trợ khá hiệu quả trong việc phát hiện và chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng. Nhưng phương pháp này lại không được khuyến khích trong tìm kiếm HP chẩn đoán các bệnh lý tại dạ dày bởi vì nó không có khả năng phân biệt được vị trí, khu vực phân bố của HP. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong công tác điều trị bệnh.
Trước khi xét nghiệm bạn cần tuân thủ hướng dẫn và dặn dò của bác sĩ. Nhiều người đều có chung một thắc mắc đó là xét nghiệm máu HP có cần nhịn ăn không? Các bác sĩ khuyến cáo rằng để đảm bảo tính chính xác của kết quả xét nghiệm, người bệnh nên nhịn ăn trước thời điểm lấy mẫu máu khoảng từ 4 - 6 giờ. Nên lấy máu vào buổi sáng khi bụng còn đói sau khi đã trải qua một đêm không ăn uống.
Bệnh nhân thực hiện xét nghiệm qua các bước sau đây:
Bệnh nhân không nên quá lo lắng nếu kết quả xét nghiệm HP là dương tính bởi vì không phải cứ có vi khuẩn HP là mặc định bạn đang bị bệnh. Trên thực tế chỉ có một phần số bệnh nhân nhiễm HP được chẩn đoán là đang mắc các bệnh về dạ dày. Điều này có thể bắt nguồn từ các yếu tố như tuổi tác, độc tố của vi khuẩn, chế độ sinh hoạt, ăn uống, cơ địa, các loại thuốc đang sử dụng,...
Những trường hợp bắt buộc phải điều trị khi có xét nghiệm HP dương tính sẽ là:
Ngoài dạ dày, HP còn có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác trong cơ thể
Khi đã được bác sĩ kê đơn thuốc để tiêu diệt vi khuẩn HP, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị. Các thuốc đó có thể là chất ức chế tiết acid trong dịch vị dạ dày hoặc thuốc kháng sinh. Hiện nay có một thực tế đáng lo ngại là tình trạng kháng kháng sinh và tỷ lệ bệnh nhân tái nhiễm HP kháng thuốc các thuốc đang ngày càng gia tăng. Do đó các loại thuốc được chỉ định trong điều trị HP đang không phát huy hiệu quả tác dụng của nó.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do bệnh nhân không tuân thủ chặt chẽ liệu trình dùng thuốc, ngừng thuốc giữa chừng khiến vi khuẩn nhanh chóng nhân lên và kháng thuốc.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Danh bạ cơ quan