VIÊM DA CƠ ĐỊA

Thứ hai - 01/01/2024 04:45
VIÊM DA CƠ ĐỊA
 








VIÊM DA
CƠ ĐỊA
 
 
  1. Tổng quan
Viêm da cơ địa hay còn được gọi là Eczema, sẩn ngứa Besnier, chàm thể trạng, Liken mãn tính đơn dạng. Đây là một bệnh da thường gặp, đặc trung bởi viem da mãn tính, hay tái phát và ngứa. là một trong những bệnh lý da liễu tái phát thường xuyên, kéo dài mãn tính.
 Bệnh thường xuất phát từ sớm ở trẻ em, sau đó tái phát đến giai đoạn trưởng thành khi không có cách kiểm soát phù hợp.
  1. Yếu tố khởi phát :
Bệnh gây ra bởi 3 yếu tố chính :
  • Môi trường
  • Tổn thương hàng rào bảo vệ da
  • Rối loạn đáp ứng miễn dịch
  1. Triệu chứng thường gặp của viêm da cơ địa:
  • Viêm da cơ địa ở trẻ dưới 2 tuổi
+ Thường gặp trẻ 2-3 tháng,  bệnh nặng lên vào mùa đông hay ra mồ hôi nhiều
+ Mụn nước tập trung thành từng đám trên nền dát đỏ, chảy dịch nhiều
+ Vị trí : hay gặp má, trán, cằm, có tính đối xứng
 





Viêm da cơ địa ở trẻ dưới 2 tuổi Viêm da cơ địa ở trẻ lớn
 
  • Viêm da cơ địa ở trẻ lớn :
+ Hay gặp : trẻ 2-5 tuổi, bệnh nặng lên vào mùa đông hay ra mồ hôi nhiều
+ Dát sẩn trên nền da đỏ,tập trung thành mảng hoặc rải rác, dày da khi bệnh nhân ngứa hoặc cào gãi nhiều
+ Vị trí : mặt duỗi, nếp gấp 2 bên, đối xứng
  • Viêm da cơ địa ở người lớn : diễn tiến mạn tính
+ Tổn thương : da dày, lichen  hóa, vết nứt đau. Hậu quả của việc bệnh nhân gãi nhiều
+ Vị trí : lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cẳng tay, cẳng chân.
+ Bệnh thường tiến triển từ nhỏ hoặc khởi phát ở người lớn
Hình 1. Chàm bàn tay Hình 2. Viêm da cơ địa mạn tính ở người lớn
 
  1. Viêm da cơ địa có lây không ?
Viêm da cơ địa gây ngứa ngáy khó chịu nhưng không lây. 
 
  1. Chẩn đoán và điều trị viêm da cơ địa:
  • Chẩn đoán viêm da cơ địa chủ yếu dựa vào tiền sử và các triệu chứng lâm sàng.
  • Điều trị viêm da cơ địa nhằm mục đích giảm triệu chứng, ngăn ngừa các đợt bùng phát, quản lý các bệnh đi kèm và hạn chế biến chứng.
  • Thuốc thường sử dụng là thuốc bôi ngoài da có tác dụng chống viêm, các thuốc giảm phản ứng dị ứng và giảm ngứa, dung dịch hoặc kem điều trị khô da, làm mềm da để bảo vệ da. Chống bội nhiễm bằng dung dịch sát trùng tại chỗ, tắm nước khoáng nóng, và dùng kháng sinh khi cần thiết. 
    Vì người bị viêm da cơ địa dễ bị bội nhiễm (đặc biệt là Staphylococcus aureus – tụ cầu vàng) nên cần chăm sóc da cẩn thận và sử dụng kháng sinh điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nhờn thuốc.
  1. Sống chung với bệnh viêm da cơ địa
 
  • Viêm da cơ địa là một tình trạng mạn tính, phần lớn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiếm soát được, vì vậy người bị viêm da cơ địa cần có thói quen, lối sống phù hợp để tránh các đợt tái phát.
  • Theo dõi và kiên trì điều trị bệnh:
  • Chăm sóc da tốt: dưỡng ẩm cho da, tắm hàng ngày bằng nước mát hoặc ấm, sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không xà phòng, cồn hay chất tạo màu hay tạo mùi, đeo găng tay để bảo vệ da tay.
  • Có thể ngâm mình bằng nước ấm trong khoảng 10 phút, sau đó dùng khăn mềm thấm khô người (không chà xát), rồi thoa kem dưỡng ẩm.
  • Biết và hạn chế tiếp xúc với các sản phẩm, dị nguyên thường gây dị ứng. Ví dụ một số tác nhân phổ biến là: vải len thô, nóng và đổ mồ hôi, sản phẩm tẩy rửa, lông thú cưng, phấn hoa, khói thuốc lá, không khí lạnh và khô, nước hoa, hóa chất gây kích ứng khác. Trẻ em có thể bị bùng phát viêm da cơ địa khi ăn một số loại thực phẩm, ví dụ trứng, sữa bò, đậu nành, đậu phộng, lúa mì).
  • Căng thẳng cũng có thể gây bùng phát bệnh, vì vậy hãy thử các biện pháp giúp kiểm soát và giảm căng thẳng.
  • Phát hiện và kiểm soát tốt các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dịứng.
  • Điều trị các nhiễm khuẩn răng, tai, mũi, họng.

Tác giả bài viết: Bs Hoàng Oanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây