CÁC BỆNH TUYẾN GIÁP

Chủ nhật - 07/01/2024 20:03
Tuyến giáp giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Cơ quan này có nhiệm vụ bài tiết, dự trữ và giải phóng 2 hormone T3 (Triiodothyronine) và T4 (Thyroxine), hỗ trợ quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Khi tuyến giáp hoạt động bất thường sẽ gây 1 số bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe
CÁC BỆNH TUYẾN GIÁP

1. Cường giáp
Cường giáp là hệ quả khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Triệu chứng của cường giáp: 
  • Nhịp tim nhanh. 
  • Run tay, khó ngủ, đổ nhiều mồ hôi. 
  • Lo lắng, cáu gắt và có cảm giác nóng. 
  • Giảm cân ngoài ý muốn.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
2. Suy giáp
Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không tiết đủ hormone, từ đó làm chậm quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Bệnh gặp nhiều ở phụ nữ. Riêng Hoa Kỳ, suy giáp ảnh hưởng đến 4,3% người từ 12 tuổi trở lên.
Các triệu chứng của suy giáp:
  • Cảm giác lạnh.
  • Người mệt mỏi.
  • Da và tóc khô, tăng cân.
  • Trí nhớ kém, nhịp tim chậm. 
  • Trầm cảm.
  • Rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến sinh sản.
  • Táo bón, rụng tóc. 
  • Bướu cổ hoặc phì đại tuyến giáp. 
3. Bướu giáp (bướu cổ)
Bướu giáp hay còn gọi là bướu cổ hình thành do kích thước tuyến giáp gia tăng hoặc sự phát triển tế bào bất thường. Bệnh phổ biến ở phụ nữ trên 40 tuổi. Ước tính có khoảng 15,8% dân số trên toàn thế giới mắc bướu giáp, trong khi tỷ lệ này ở Hoa Kỳ là 4,7%. 
Bướu giáp do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể kể đến như: 
  • Thiếu iod trong chế độ ăn.
  • Bệnh Graves.
  • Suy giáp bẩm sinh.
  • Viêm tuyến giáp.
  • Khối u tuyến yên.
Triệu chứng thường thấy của bướu cổ:
  • Sưng hoặc căng ở cổ. 
  • Khó thở hoặc nuốt. 
  • Khàn giọng. 
4. Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp xảy ra khi tế bào ác tính (ung thư) hình thành từ các tế bào của tuyến giáp. Đây là loại ung thư phổ biến. 
Những yếu tố khiến người bệnh dễ mắc ung thư tuyến giáp:
  • Người từ 25 – 65 tuổi, đặc biệt phụ nữ.
  • Từng tiếp xúc với các tia bức xạ.
  • Đã từng mắc bướu cổ.
  • Mắc bệnh di truyền, chẳng hạn như ung thư tuyến giáp thể tủy.
  • Tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến giáp, bướu cổ hoặc bệnh tuyến giáp khác.
Ung thư tuyến giáp chia thành hai nhóm: ung thư tuyến giáp thể biệt hoá và ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá.
Nhóm ung thư tuyến giáp thể biệt hoá tiến triển chậm, tiên lượng tốt, gồm: Nhóm ung thư tuyến giáp thể không biệt hoá thường nhanh di căn, gồm:
  • Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy.
Biến chứng các bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) có thể gây 1 loạt các biến chứng, gồm:
  • Phì đại tuyến giáp, bướu cổ.
  • Gặp các vấn đề về tim mạch.
  • Giảm chức năng thận.
  • Tổn thương thần kinh: gây ngứa ran, tê, đau ở chân, cánh tay hoặc các vùng bị ảnh hưởng khác.
  • Dị tật bẩm sinh.
  • Sảy thai hoặc sinh non.
  • Các vấn đề sức khỏe tâm thần: trầm cảm.
  • Hôn mê phù niêm. 
Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) có thể dẫn đến 1 số biến chứng như: 
  • Các vấn đề về mắt: mắt lồi, mờ, thậm chí mất thị lực.
  • Tim mạch: nhịp tim nhanh, suy tim.
  • Loãng xương.
  • Da đỏ, sưng tấy, xảy ra ở cẳng chân và bàn chân.
  • Nhiễm độc giáp.
  • Ung thư biểu mô tuyến giáp thể không biệt hoá.

Nguồn tin: Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây