Tư vấn sức khỏe vị thành niên- thanh niên

Thứ hai - 24/05/2021 08:22
Tư vấn SKSS vị thành niên (VTN) và thanh niên ( TN) cần dựa trên nhu cầu VTN/Tn và là nột vấn đề quan trọng rong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản
Những điểm cần lưu ý khi tư vấn SKSS cho VTN/TN
  • Cán bộ tư vấn cần hiểu những đặc điểm phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi VTN/ TN để đảm bảo tính riêng tư, đồng cảm, tế nhị và không phán xét. Có thể tư vấn qua điện thoại hoặc internet ở những nơi có điều kiện.
  • Các cơ sở y tế cần sử dụng nhiều loại tài liệu truyền thông, cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác và phù hợp.
  • VTN/ TN thường lo sợ bị tiết lộ thông tin nên thường có thái độ miễn cưỡng khi chia sẻ điều riêng tư và vì quan niện quan hệ tình dục khi chưa kết hôn hiện nay chưa được xã hội chấp nhận. VTN/ TN thường sợ phải thừa nhận có quan hệ tình dục. Do đó, việc bảo mật và hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân rất quan trọng. Người tư vấn viên phải đảm bảo và làm cho VTN/ TN tin tưởng rằng các thông tin về cá nhân của VTN/TN không bị tiết lộ.
  • Cán bộ tư vấn cần dành nhiều thời gian, giải thích cặn kẽ vì VTN/ TN chưa có nhiều kiến thức về SKSS và SKTD.
  • Cán bộ tư vấn cần cung cấp hỗ trợ một số kỹ năng  sống cần thiết cho VTN TN, cần có thái đô và hành vi đúng mực.
  1. Các bước tư vấn cơ bản:
Cũng giống như một buổi tư vấn thông thường, nhưng tùy trường hợp cụ thể người tư vấn viên có thể áp dụng linh đông các bước trong quá trình tư vấn:
  1. Gặp gỡ:
  2. Gợi hỏi:
  3. Giới thiệu.
  4. Giúp đỡ
  5. Giải thích
  6. Hẹn gặp lại.
Lưu ý: một buổi tư vấn chỉ có thể hiệu quả và thuận lợi khi tư vấn viên tạo được mối quan hệ tin cậy, kiên trì lắng nghe, biết kiềm chế. Vì vậy bước gặp gỡ rất quan trọng, nó quyết định buổi tư vấn có thành công hay không. Trong quá trình tư vấn không nên tỏ thái độ phê phán, hạn chế dùng từ “ sai rồi, xấu..” mà nên dùng những câu như “ chưa đúng, không nên…” . trong trường hợp cần có thêm người thân tham gia buổi tư vấn, nên chọn người có quyền giám hộ, và phải thảo luận trước với VTN/ TN, phải giải thích cho VTN/ TN hiểu sự có mặt của người thân sẽ đem lại kết quả tốt hơn cho buổi tư vấn.
  1. Các  kỹ năng tư vấn cơ bản.
  1. Kỹ năng lắng nghe.
  2. Kỹ năng giao tiếp.
  3. Kỹ năng giải quyết vấn đề.
  4. Kỹ năng khuyến khích.
Tuy nhiên tư vấn VTN/TN đòi hỏi người tư vấn phải thành thục tất cả các kỹ năng tư vấn và ở mức độ yêu cầu cao hơn. Lắng nghe VTN/TN không chỉ thu nhận được những gì họ muốn nói, mà còn thu nhận được những điều  ẩn chứa bên trong, những điều mà VTN/TN không thể diễn tả vì xấu hổ, hoặc không biết diễn tả như thế nào.
  1. Những nội dung cần tư vấn SKSS VTN/ TN.
  1. Giúp VTN/TN biết cách nhận biết những tình cảm bản thân và học cách tự kiểm soát:
Hướng dẫn VTN/TN biết cách nhận biết tình cảm của bản thân như: buồn chán, thất vọng, phẫn nộ, căng thẳng…..và biết cách tự kiểm soát và biết cách tự kiểm soát tình cảm, biết cách xử trí trong tình huống cụ thể. Đây là vấn đề quan trọng nhất trong tư vấn VTN/TN, nó đòi hỏi người tư vấn phải kiên trì, tỏ thái độ đồng cảm và phải nắm chắc kiến thức chuyên môn.
  1. Giúp VTN/ TN nhận biết những trải nghiệm trong quá khứ, những tác độngđến hành vi hiện tại.
Hỗ trợ VTN/ TN bày tỏ những vấn đề trai nghiệm tiêu cực trong quá khứ, những ảnh hưởng đến hiện tại để giúp VTN/TN học các giải tỏa, xác định cách phòng tránh và hướng xử trí thích hợp trong tương lai. Người tư vấn cần có kỹ năng gợi hỏi, tốt nhất không nên đi thẳng vào vấn đề chính, tránh gây cảm giác khó khăn, xấu hổ cho VTN/ TN. Nên lấy vài ví dụ về các trường hợp tương tự để VTN/TN hiểu cũng có những trường hợp như mình, mình không phải là người duy nhất. Hãy đồng cảm và kiên trì cho đến khi tạo được sự tin tưởng từ VTN/ TN. Không nên gây cảm giác lo lắng, sợ hãi cho VTN/TN nên cố gắng sử dụng các từ ngữ nhẹ nhàng, giúp VTN/ TN nhận biết được các kết quả và đưa ra hướng giải quyết tôi ưu nhất có thể.
  1. Chuẩn bị cho VTN/TN hướng đến những thay đổi và ra quyết định tích cực trong cuộc sống.
  • VTN/TN thường gặp khó khăn khi phải đối mặt với những thay đổi và trải qua một thời kỳ khó khăn đề xử lý những hệ quả do sự thay đổi đó gây nân. Do vây người tư vấn cần giúp VTN/TN học cách chuẩn bị hướng đến những thay đổi sắp xảy ra trong cuộc sống. Nếu có thể hãy giúp VTN/TN  lập kế hoạch chi tiết cho những thay đổi sắp tới và thảo luận về kế hoạch đó.
  • VTN/TN cần được hỗ trợ nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi và tự giải quyết vấn đề của họ. Những thái độ hành vi trong lĩnh vực SKSS/ tình dục là không dễ dàng thay đổi. Cán bộ tư vấn cần hướng dẫn cho VTN/TN các kỹ năng sống quan trọng trong cuộc sống như: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng từ chối, kỹ năng thương thuyết.
  1. Những chủ đề cần tư vấn.
  • Đặc điểm phát triển cơ thể, tâm- sinh lý VTN.
  • Kinh nguyệt bình thường và bất thường tuổi VTN.
  • Thai nghén và sinh đẻ ở tuổi VTn.
  • Các biện pháp tránh thai ổ tuổi VTN.
  • Tiết dịch âm đạo hoặc niệu đạo ở tuổi VTN.
  • Mộng tinh, thủ dâm.
  • NKĐSS và NKLTQĐTD bao gồm cả HIV/AIDS.
  • Tình dục an oàn và lành mạnh.
  • Lạm dụng tình dục và bạo hành ở tuổi VTN/ TN


 

Tác giả bài viết: CN Nguyễn Thị Hà- Khoa SKSS

Nguồn tin: Tài liệu tham khảo:Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản( ban hành theo Quyết định số 4620/ QĐ- BYT ngày 25/11/ 2009 cảu Bộ trưởng Bộ Y tế) in năm 2015

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây