Các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung

Thứ tư - 05/05/2021 13:40
Ung thư cổ tử cung (CTC) là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam, chỉ xếp hàng thứ 2 sau ung thư vú và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các căn bệnh ung thư ở phụ nữ

Ung thư cổ tử cung (CTC) là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam, chỉ xếp hàng thứ 2 sau ung thư vú và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các căn bệnh ung thư ở phụ nữ
Ung thư CTC là sự phát triển bất thường của mô tế bào CTC, 90% có liên quan bởi một số loại virus Human Papilloma virus (HPV). Diễn tiến tự nhiên từ CTC bình thường, sau khi nhiễm HPV có những biến đổi tế bào tiến triển thành tổn thương tiền ung thư CTC và sau đó là ung thư CTC, tiến trình này  kéo dài 10-20 năm. Do vậy, ung thư CTC có thể được xem như là một bệnh lây truyền qua đường tình dục.
I. Các yếu tố nguy cơ: Theo y văn gồm Nhiễm HPV type nguy cơ cao, sinh hoạt tình dục sớm trước 20 tuổi, có nhiều bạn tình, phơi nhiễm với các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), có con sớm, có nhiều con, trước đó có tế bào CTC bất thường, có mẹ hoặc chị gái bi UTCTC, hút thuốc lá, mắc bệnh suy giảm miễn dịch (HIV, dùng corticoid kéo dài).
- Sàng lọc phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả là yếu tố then chốt để thực hiện thành công chương trình phòng chống ung thư CTC. Thiếu chương trình sàng lọc và hướng dẫn điều trị hiệu quả là lý do chính của tỷ suất mắc bệnh ung thư CTC cao ở các nước đang phát triển. Các chương trình sàng lọc hiệu quả với mức độ bao phủ cao có thể làm giảm gánh nặng bệnh tật do ung thư CTC.
II. Tổng quan các phương pháp sàng lọc ung thư CTC
Có nhiều phương pháp sàng lọc ung thư CTC như phương pháp sàng lọc tế bào ( Pap smear), quan sát CTC bằng mắt thường với dung dịch Acid acetic 5% (Phương pháp VIA), phương pháp quan sát với Lugol’s Iodine (phương pháp VILI), xét nghiệm HPV ( HPV DNA testing) ...
- Một chương trình sàng lọc ung thư CTC thành công là chương trình sàng lọc đó có tác động lên tỷ lệ ung thư CTC, chương trình đó phải sàng lọc được càng nhiều phụ nữ càng tốt. Nếu lý tưởng, chương trình phải sàng lọc được 80% số phụ nữ. Sau đó, những phụ nữ có tổn thương tiền ung thư CTC  cần phải được điều trị trước khi chúng tiến triển thành ung thư CTC, lúc đó tỷ lệ ung thư CTC có thể giảm đàng kể, có thể lên đến 93%.“ Ngăn chặn ung thư CTC thành công cần có sự phối hợp một cách hiệu quả các chương trình; độ bao phủ sàng lọc, liên kết sàng lọc và điều trị, điều trị hiệu quả và giám sát”

1. Phương pháp sàng lọc tế bào (Pap smear)
- Là phương pháp đã được chứng minh có nhiều thành công đáng kể ở các nước phát triển đã làm giảm 70-80% tỷ lệ ung thư ở các nước phát triển . Tuy nhiên, các chương trình sàng lọc dựa vào xét nghiệm tế bào CTC khó được thiết lập và duy trì ở các quốc gia đang phát triển, bởi vì chúng tốn kém và phức tạp như: giá đắt, lấy tiêu bản phải tốt, có đủ phương tiện xử lý, kinh nghiệm đọc và phân tích mẫu bệnh phẩm, lưu trữ thông tin và trả kết quả. Nếu có bước nào trong chu trình trên không chính xác hoặc trở ngại thì chương trình phòng ngừa thất bại.
- Tầm soát ung thư CTC bằng phương pháp Pap smear tại các nước đang phát triển còn nhiều hạn chế như:
+ Việc lấy mẫu và đọc kết quả không đơn giản nên không dễ thực hiện tại các tuyến y tế cơ sở
+ Phòng xét nghiệm phải có bác sĩ nên chỉ thực hiện ở cơ sở y tế tuyến tỉnh, thanh phố.
+ Mất nhiều thời gian nên  khách hàng phải chờ đợi dẫn đến mất dấu khách hàng
+ Việc huấn luyện các khâu lấy bệnh phẩm, nhuộm, cố định và đọc tiêu bản cần nhiều nguồn lực, chi phí khá cao.
- Độ nhạy của Pap smear trung bình 66% (11-90%), độ đặc hiệu trung bình 67% ( 14-97%). Nhiều nguyên nhân dẫn đến sai số, trong đó có sai số do người đọc chiếm đến 40% các trường hợp âm tính giả.

2. Xét nghiệm HPV
- Là xét nghiệm có thể phát hiện được DNA từ các type HPV nguy cơ cao, là một giải pháp cho việc sàng lọc ung thư CTC, test HPV (+) không có nghĩa là bệnh nhân mắc ung thư CTC, nhưng giúp CBYT phân định đuợc nhóm đối tượng có HPV nguy cơ cao.
- Đây là cách tiếp cận “Tầm soát tập trung” chứ không phải “tầm soát đại trà”, chi phí xét nghiệm cao.
- Xét nghiệm  HPV là bước phát triển mới nhưng nó chỉ hiệu quả sau 20-30 năm nữa, nó xác định đối tượng nguy cơ cao có thể phát triển thành ung thư CTC sau 20 năm. Thử nghiệm, HPV có giá trị đặc biệt trong việc phát hiện tổn thương tiền ung thư CTC ở phụ nữ > 30 tuổi, bởi vì nhiễm HPV ở Việt nam <30 tuổi là  thoáng qua.  Do vậy hạn chế của xét nghiệm HPV ở các nước đang phát triển là chi phí đắt, đòi hỏi phương tiện, trang thiết bị đặc biệt, phòng xét nghiệm, phải có nhân viên được tập huấn, phải mất 6 giờ đến 1 tuần mới có kết quả, đòi hỏi nhóm đối tượng phải được tầm soát, thăm khám định kỳ để chẩn đoán và điều trị sớm.
- Một số phương pháp sàng lọc hiệu quả và ít tốn kém, đó là quan sát CTC bằng mắt thường với acid acetic 5% (VIA) và quan sát với Lugol’s iodine (VILI) có thể khả thi ở các quốc gia đang phát triển.
Phương pháp quan sát CTC bằng mắt thường với Lugol’s iodine (VILI): Bôi dung dịch Lugol’s iodine lên CTC rồi sau đó quan sát sự bắt màu CTC, kết quả của VILI là có ngay, vùng không bắt màu với Lugol là vùng bất thường. Việc có kết quả ngay thuận lợi cho việc theo dõi và điều trị ngay. Thử nghiệm VILI được đánh giá ở Ấn Độ và Châu Phi bằng soi CTC và giái phẩu bệnh cho kết quả tốt. Một nghiên cứu khác được thực hiện ở Châu Mỹ La tinh (LAMD tại 4 Trung tâm (3 ởBrazin,1 ở Achentina ) đánh giá >11.834 phụ nữ cho thấy phương pháp có thể kết hợp với Pap smearsẽ cải thiện độ chính xác. Độ nhạy và độ đăc hiệu của phương pháp VILI còn hạn chế và cần có nghiên cứu thêm .

3. Phương pháp sàng lọc VIA
- Sàng lọc ung thư CTC bằng phương pháp quan sát trực tiếp với acid acetic (VIA) hiện được đề xuất như một phương pháp hiệu quả hỗ trợ ngành y tế trong việc tầm soát ung thư CTC. Nguyên tắc và cách thực hiện VIA rất đơn giản. Dùng dung dịch acid acetic loãng (3-5%)  bôi vào CTC, quan sát bằng mắt thường sau 1 phút, dung dịch acid acetic sẽ làm đông kết protein tế bào tiền ung thư tạo phản ứng trắng trên bề mặt CTC và có thể quan sát bằng mắt thường.
Cách đọc kết quả VIA:
Phương pháp VIA đã được áp dụng thành công ở tuyến cơ sở tại nhiều nước đang phát triển trong vòng hơn mười năm qua và có những ưu điểm như:
- Là một kỹ thuật đơn giản, đào tạo cán bộ chỉ cần thời gian ngắn khoảng 5 ngày, nhân viên y tế không phải là bác sĩ cũng có thể thực hiện được phương pháp này sau khi được đào tạo. Người thực hiện VIA có thể tích lũy kinh nghiệm đọc kết quả trong thời gian ngắn.
- Là một phương pháp không đòi hỏi đầu tư kinh phí cao, có thể thực hiện ở những cơ ỏ y tế có trang thiết bị đơn giản như ở các trạm y tế xã/ phường. Chỉ cần có những trang bị đơn giản như bàn khám phụ khoa, đèn gù chiếu sáng hoặc đèn pin, các dụng cụ khám phụ khoa thông thường như mỏ vịt, kẹp bông, và dung dịch acid acetic 3-5% là có thể thực hiện được.
- Với xét nghiệm VIA, kết quả sàng lọc được trả lời ngay, giảm số lần quay trở lại nhận kết quả đối với phụ nữ
- Nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp VIA cho kết quả ít ra là ngang với xét nghiệm tế bào CTC, VIA có độ nhạy cao hơn Pap smear trong việc phát hiện các tổn thương tiền ung thư CTC và không có trở ngại gì về kỹ thuật  và cơ sở vật chất .





 

Tác giả bài viết: NHS Nguyễn Thị Thúy Hạnh - Khoa SKSS tổng hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây