KINH NGUYỆT Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
CN Nguyễn Thị Hà- Khoa SKSS tổng hợp
2021-06-06T22:39:46-04:00
2021-06-06T22:39:46-04:00
http://trungtamytebaoloc.vn/Tin-tuc/kinh-nguyet-o-tre-vi-thanh-nien-155.html
/themes/default/images/no_image.gif
Trung tâm Y tế Thành phố Bảo Lộc
http://trungtamytebaoloc.vn/assets/images/logo.png
Chủ nhật - 06/06/2021 22:39
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường, biểu hiện là chảy máu ra ngoài âm đạo do bong niêm mac tử cung. Kinh nguyệt có tình chất định kỳ hàng tháng, là kết quả của sự thay đổi nội tiết buồng trứng trong cơ thể.
1
Định nghĩa:Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường, biểu hiện là chảy máu ra ngoài âm đạo do bong niêm mac tử cung. Kinh nguyệt có tình chất định kỳ hàng tháng, là kết quả của sự thay đổi nội tiết buồng trứng trong cơ thể.
- Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng:
Ở tuổi VTN kinh nguyệt có thể chưa đều trong khoảng 1-2 năm đầu do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Nhưng cần phân biệt với các triệu chứng bất thường và các dấu hiệu sớm của các tình trạng trẻ VTN bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng, thậm chí nguy hiểm hơn là các bệnh ung thư ở trẻ VTN. Vì vậy chúng ta cần phân biệt được như thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt bình thường và đâu là dấu hiệu của một tình trạng không bình thường.
1.2. Kinh nguyệt bình thường:
- Tuổi bắt đầu có kinh từ 11-18 tuổi.
- Vòng kinh từ 22- 35 ngày, trung bình là từ 28-30 ngày.
- Thời gian hành kinh từ 3-7 ngày.
- Lượng máu kinh thay từ 3-5 băng vệ sinh mỗi ngày.
- Máu kinh màu đỏ tươi, không đông, có mùi hơi nồng, không tanh.
2.2 . Kinh nguyệt không bình thường hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt:
- Vô kinh nguyên phát: sau 18 tuổi vẫn chưa có kinh.
- Vô kinh thứ phát; quá 3 tháng chưa có kinh trở lại nếu trước đó có kinh rất đều hoặc quá 6 tháng chưa có kinh trỏ lại nếu trước đó có kinh nguyệt không đều.
- Vô kinh giả- bế kinh: máu kinh vẫn có nhưng do màng trinh kín hoặc cổ tử cug bị dính nên máu kinh không chảy ra ngoài được.
- Rong kinh: thời gian có kinh kéo dài trên 7 ngày.
- Kinh ít: lương máu kinh ra rất ít.
- Kinh nhiều: lượng máu kinh nhiều hơn bình thường, trên 60ml trong cả chu kỳ.
- Kinh thưa: chu kỳ kinh > 35 ngày.
- Kinh mau: chu kỳ kinh < 22 ngày.
- Băng kinh: lượng máu kinh ra rất nhiều, trên 150ml trong một vài ngày gây choáng váng, mệt mỏi đôi khi ngất xỉu.
- Rong huyết: là hiện tựợng ra máu âm đạo không liên quan đến chu kỳ kinh.
- Thống kinh: đau bụng kinh nhiều khi hành kinh, có thể bị mệt mỏi và ảnh hưởng đến sinh hoạt.
- Kinh sớm: có kinh trước 10 tuổi.
3. Xử trí:
- Đau bụng khi hành kinh: nên sử dụng các thuốc giảm đau loại kháng viêm không corticoid: Paracetamol, ibuprofen, diclofenac..), có thể cho thêm thuốc giãn cơ trơn như: Sparmaverine, alverin.
- Theo dõi các trường hợp: kinh thưa, kinh mau, kinh ít chưa ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Viên thuốc tránh thai kết hợp có thể được sử dụng giúp điều hòa chu kỳ kinh, giảm đau bụng khi hành kinh. Nhưng chỉ nện sử dụng sau khi được thăm khám và tư vấn cận thẩn.
- Rong huyết bất thường: phải tìm ra nguyên nhân để xử trí.
- Vô kinh: thường do rối loạn dinh dưỡng và tâm lý. Tư vấn cho trẻ VTN biết rối loạn dinh dưỡng có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chung của cơ thể. Đồng thời hướng dẫn VTN cách khắc phục các vấn đề về dinh dưỡng hay giúp giải tỏa các vấn đề tâm lý
Tất cả các trường hợp có chu kỳ kinh và các dấu hiệu không bình thường khi hành kinh ở trẻ VTN cần được khám và xử trí ở tuyến trên, nơi có khoa cận lâm sàng và phải được thăm khám cẩn thận nhằm phát hiện các biểu hiện bệnh lý sớm. Trẻ và người giám hộ hợp pháp phải được tư vấn và hẹn khám lại khi có bất kỳ dấu hiệu không bình thường.
- Tư vấn về chu kỳ kinh nguyệt ở trẻ VTN.
- Giải thích cho VTN hiểu chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên, gây ra do sự thay đổi giải phẫu và sinh lý bình thường của tuổi dậy thì. Khi hành kinh có thể bị đau bụng, nôn ói, cảm giác mệt mỏi, choáng váng…
- Nếu kinh nguyệt không đều cần giải thích cho VTN và người giám hộ hiểu và yên tâm là hiện tương bình thường trong vòng 1-2 năm đầu do buồng trứng hoạt động chưa ổn định.
- Giải thích các trạng thái tâm lý bất thường hay xảy ra khi có kinh như: cảm giác bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, chán ăn, mất ngủ.
- Hướng dẫn cụ thể cách giữ vệ sinh khi có kinh nguyệt, cách sử dụng băng vệ sinh.
- Hỏi lại xem hiểu biết của VTN về khái niệm của kỳ kinh nguyệt, giải thích nếu có sự hiểu nhầm. Đặc biệt cần giải thích cho VTN rõ khi đã có kinh nguyệt thì có thể có khả năng có thai nếu có quan hệ tình dục.
- Giải thích và hướng dẫn cách phòng tránh thai, nếu cần cung cấp các biện pháp tránh thai thích hợp.
- Hướng dẫn thực hành tình dục an toàn, sử dụng bao cao su để phòng tránh các NKLTQĐTD và có thai ngoài ý muốn.
- Nên mời người giám hộ hợp pháp hoặc gia đình đến buổi tư vấn về kinh nguyệt để có thể hỗ trợ cho VTN được tốt hơn.
Tài liệu tham khảo:Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản( ban hành theo Quyết định số 4620/ QĐ- BYT ngày 25/11/ 2009 cảu Bộ trưởng Bộ Y tế) in năm 2015
Tác giả bài viết: CN Nguyễn Thị Hà- Khoa SKSS tổng hợp