Trung tâm Y tế Thành phố Bảo Lộchttp://trungtamytebaoloc.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 15/06/2021 03:05
Kinh nguyệt là tình trạng ra huyết âm đạo hàng tháng ở người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên nhiều người trong số họ phải chịu đựng những cơn đau bụng mỗi kỳ kinh. Triệu chứng đau gây khó chịu và làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể ảnh hưởng đến công việc và sức khoẻ tinh thần của người phụ nữ.
Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh, là tình trạng khá thường gặp ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đau ở vùng bụng dưới, thường xuất hiện khi hành kinh, kéo dài 2-3 ngày hoặc lâu hơn. Mức độ đau thay đổi từ nhẹ như cảm giác trằn nặng vùng bụng dưới cho đến đau dữ dội. Một số trường hợp đau có thể kéo dài suốt chu kỳ kinh, tạo nên những cơn đau mãn tính dai dẳng. Vì sao tôi bị thống kinh? Có 2 kiểu thống kinh: thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát. Thống kinh nguyên phát là kiểu thường gặp nhất. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bình thường cơ tử cung luôn có sự co thắt nhẹ, tuy nhiên chúng ta không cảm nhận được những co thắt này. Khi hành kinh, cơ tử cung co thắt nhiều hơn để tống xuất các phần niêm mạc bong tróc ra ngoài. Sự co thắt này gây thiếu máu đến tử cung tạm thời. Thiếu oxy đến mô sẽ kích thích tử cung tiết ra các hoá chất trung gian gây đau như Prostaglandins. Những hoá chất này lại khiến cơ tử cung co thắt mạnh hơn. Hiện tại, cơ chế tại sao người phụ nữ này lại bị đau nhiều hơn người khác vẫn chưa được biết rõ. Có thể do cơ thể họ tiết ra nồng độ Prostaglandins cao hơn hoặc do ngưỡng chịu đau thấp hơn. Thống kinh thứ phát là tình trạng đau bụng kinh do các bệnh lý như: Lạc nội mạc tử cung, Adenomyosis, U xơ tử cung, Viêm vùng chậu mạn tính. Đặt dụng cụ tử cung tránh thai cũng có thể gây đau theo chu kỳ. Khi bị thống kinh, bạn nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa sản phụ khoa uy tín để xác định xem liệu có nguyên nhân gây đau hay không. Điều trị nguyên nhân sẽ giải quyết được cơn đau của bạn. Khi không tìm thấy nguyên nhân (thống kinh nguyên phát), bạn có thể áp dụng các phương pháp sau để giảm đau:
Thuốc giảm đau “không kê đơn”: Đây là những loại thuốc bạn có thể tự mua để giảm đau. Tuy vậy, liều lượng thuốc cần được tuân thủ đúng và một số loại có thể có tác dụng phụ nếu bạn uống quá nhiều. Bạn có thể sử dụng các thuốc giảm đau thuộc nhóm NSAIDs như Ibuprofen, Diclofenac để giảm đau tạm thời khi bị đau bụng kinh. Hoặc nếu dự đoán được ngày hành kinh, bạn có thể sử dụng thuốc trước đó vài ngày.
Chườm ấm: Dùng 1 túi ấm hoặc chai nước ấm khoảng 40oC đặt lên vùng bụng dưới. Tắm nước
Tác giả bài viết: NHS Nguyễn Thị Thúy Hạnh - khoa CSSKSS tổng hợp