LỢI ÍCH CỦA VIỆC KHÁM THAI ĐỊNH KỲ
TRẦN VĂN THI
2023-06-18T20:08:30-04:00
2023-06-18T20:08:30-04:00
http://trungtamytebaoloc.vn/khoa-csskss/loi-ich-cua-viec-kham-thai-dinh-ky-525.html
/themes/default/images/no_image.gif
Trung tâm Y tế Thành phố Bảo Lộc
http://trungtamytebaoloc.vn/assets/images/logo.png
Chủ nhật - 18/06/2023 20:08
Trong khi mang thai, người mẹ phải trải qua các quá trình biến đổi về giải phẫu, tâm lý, nội tiết…để cơ thể thích nghi với thời kỳ mới – thời kỳ mang thai. Thời kỳ này,sức khỏe của người mẹ có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, cũng như việc sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc con sau này…. Vì vậy, việc khám thai định kỳ trong thời kỳ mang thai là việc làm cần thiết và có lợi cho sức khỏe mẹ và con.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC KHÁM THAI ĐỊNH KỲ
Quá trình mang thai của người phụ nữ phải trải qua các quá trình biến đổi về giải phẫu, tâm lý, nội tiết…để cơ thể thích nghi với thời kỳ mới – thời kỳ mang thai. Thời kỳ này,sức khỏe của người mẹ có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, cũng như việc sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc con sau này, chỉ cần một bất thường nhỏ, một sơ xuất nhỏ cũng có thể dẫn tới hậu quả lớn, gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Khám thai định kỳ sẽ giúp các bác sỹ có thể theo dõi sát quá trình mang thai và phát hiện các tiềm ẩn của mẹ và thai nhi,để tầm soát các nguy cơ và hạn chế tối đa những nguy cơ có thể sảy ra trong quá trình mang thai. Ngoài ra, người mẹ còn được cung cấp thêm những thông tin, kiến thức cần thiết nhất để có thể tự chăm sóc mình và thai nhi; hay những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi để có thể phòng tránh. Do vậy, khám thai định kỳ là điều nên làm.
VẬY KHÁM THAI ĐỊNH KỲ CÓ LỢI ÍCH GÌ?
Việc khám thai sẽ giúp thai phụ chủ động trong việc:
1.Theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của mẹ
2. Nắm được những giai đoạn phát triển của trẻ
3. Phát hiện sớm bệnh lý di truyền, dị tật
4. Xử lí kịp thời những biến chứng khi mang thai
5. Tạo cơ sở cho trẻ ra đời an toàn, khỏe mạnh
KHI NÀO THÌ CẦN ĐI KHAM THAI?
Lần thứ nhất (5- 8 tuần)
Lần đầu mẹ sẽ được kiểm tra để biết thai đã về tử cung chưa? Thai nhi có đang phát triển không? Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ làm xét nghiệm máu để phát hiện bệnh lý kèm theo như: tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp… Để từ đó tư vấn cho các bà mẹ nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ sớm, cách thức bổ sung dinh dưỡng và quyết định lịch khám thai tiếp theo.
Lần thứ hai (11-14 tuần)
Bác sĩ tiến hành siêu âm để tính ngày thụ thai chính xác và xem thai nhi có phát triển bình thường hay không. Mốc khám thai tuần 12 là mốc khám thai quan trọng. Lần khám này có thể tiến hành đo độ mờ da gáy, qua đó dự đoán một số bất thường trên nhiễm sắc thể gây nên các căn bệnh như down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành …
Lần thứ ba (16 tuần)Ở tuần 16, mẹ bầu sẽ được thăm khám thông thường và theo dõi thai nhi, dựa vào tình trạng sức khỏe của thai phụ mà bác sĩ yêu cầu phải làm thêm một số xét nghiệm nếu cần. Giai đoạn này, những dị tật, dị dạng thai nhi được chẩn đoán tương đối rõ ràng (thai càng lớn hơn, các dị tật dị dạng sẽ khó quan sát hơn), từ đó các bà mẹ sẽ được tư vấn để chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý về sau.
Lần thứ tư (22-23 tuần)
Khám thai định kỳ tuần 22 đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Đây là thời điểm mà các bất thường về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng… được phát hiện qua siêu âm và bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp thích hợp cho thai phụ
nếu chẳng may phát hiện các dị tật bẩm sinh ở con.
Lần thứ năm (26 tuần)
Tuần thứ 26 siêu âm thai sẽ phát hiện ra bất thường của cả 2 mẹ con. Thời điểm này, các mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 1 hoặc lần 2 với lần mang thai thứ 2 (cách lần mang thai thứ nhất dưới 5 năm).
Lần thứ sáu (31-32 tuần)
Tại thời điểm này, thai phụ được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất…, nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – Một trong những nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau sinh. Cũng trong lần khám này, người mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2.
Lần thứ bảy (36 tuần)
Thai nhi ở lần khám thai tuần 36 được đo tim thai và chuyển động thai. Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng của bé lúc sinh và sẽ có các tư vấn về dinh dưỡng kịp thời nếu trọng lượng thai nhi không đáp ứng đủ cân nặng chuẩn tại thời điểm tương ứng. Đây cũng là lần khám để đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh: sinh thường hay phải mổ đẻ.
Sau lần khám thai định kỳ thứ 7, mẹ sẽ khám tiếp tùy theo chỉ định của bác sĩ và tình hình thai kỳ (2 tuần/lần hoặc 1 lần/tuần cho tới lúc sinh).
Để an toàn cho mẹ và thai nhi trong suốt quá trình trước - trong - sau sinh, các mẹ đàn mang thai hãy nên đến các cơ sở Y tế khấm thai ít nhất 4 lần trong thai kỳ nhằm phát hiện sử lý sớm các vấn đề liên quan đến sức khỏe của mẹ và thai nhi./.
Tác giả bài viết: TRẦN VĂN THI