RỐI LOẠN KINH NGUYỆT( PHẦN II)

Thứ tư - 24/05/2023 23:38
Rối loạn kinh nguyệt là bất thường kinh nguyệt về tuổi có kinh, chu kỳ kinh và lượng máu kinh. Tuy nhiên vẫn có trường hợp không có bất thường về lâm sàng nhưng lại là chu kỳ không bình thường về sinh lý: chu kỳ không phóng noãn, bệnh nhân đến khám vì lí do vô sinh.
RONG HUYẾT
  • Rong huyết là hiện tượng ra huyết qua bộ phận sinh dục mà không phải trong chu kì kinh nguyệt và kéo dài hơn 7 ngày.
  • Dễ nhầm với kinh nguyệt không đều
  • Có thể xảy ra ở phụ nữ mang thai/ không có thai
  • Nguyên nhân;
  • Phụ nữ mang thai: sảy thai, thai trứng, thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo
  • Ngoài thai kỳ: U xơ dưới niêm, Polyp cổ tử cung, Polyp nội mạc tử cung, viêm loét âm đạo và cổ tử cung.
  • Bệnh lý ác tính đường sinh dục chiếm # 30% trường hợp rong huyết, tỷ lệ tăng 50% nếu xảy
  • Điều trị: tùy thuộc vào nguyên nhân gây rong huyết( nội khoa- phẫu thuật- hóa chất- nội tiết)
             RONG KINH
  • Rong kinhlà hiện tượng ra huyết qua bộ phận sinh dục đúng chu kì kinh nguyệt và kéo dài hơn 7 ngày với lượng máu mất > 80ml /chu kỳ.
  • Nguyên nhân:
  •  Rong kinh được chia thành hai loại: Rong kinh cơ năng và do nguyên nhân thực thể.
  • Rong kinh cơ năng: Thường gặp ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh. Ở lứa tuổi này, nội tiết tố biến đổi nhiều, lượng estrogen tăng lên đột ngột hoặc giảm mạnh khiến chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và lượng máu kinh ra nhiều. Trong vòng 2 năm đầu tiên sau khi bắt đầu có kinh, bé gái thường có vòng kinh không đều. Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài 21 - 40 ngày, lên xuống 10 ngày giữa các chu kỳ. Rong kinh đôi khi đi kèm với cường kinh, nhất là khi trước đó phụ nữ có một vòng kinh dài bất thường.
  • Rong kinh do nguyên nhân thực thể: do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: viêm nội mạc tử cungpolyp buồng tử cungu xơ tử cungbuồng trứng đa nangung thư cổ tử cungung thư nguyên bào nuôiung thư nội mạc tử cung..
  • Điều trị: Tùy thuộc vào nguyên nhân
  • Tuổi dậy thì: dùng Progesteron dạng uống.
  • Tuổi sinh sản/ Tiền mãn kinh: Phải nạo sinh thiết nội mạc tử cung( sau ngày 18 của chu kỳ kinh) trước khi điều trị nội tiết. Điều trị tùy thuộc vào kết quả giải phẫu bệnh lý của mô nạo.
            TÁC ĐỘNG CỦA RỐI LOẠN KINH NGUYỆT
  • Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng: Thay đổi hoạt động hàng ngày
  • Thiếu máu thiếu sắt lên đến 67%
        ĐÁNH GIÁ CÁC XÉT NGHIỆM CƠ BẢN TRONG RỐI LOẠN KINH NGUYỆT
  • Xét nghiệm thử thai: xác định có thai; thai trong tử cung/ thai ngoài/ thai trứng.
  • Xét nghiệm tế bào học cổ tử cung: Loại trừ ung thư cổ tử cung.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung; sau khi loại trừ có thai, nếu > 35 tuổi loại trừ ung thư nội mạc tử cung hoặc phụ nữ có nguy cơ.
  • Siêu âm ngã bụng hoặc đầu dò âm đạo: Phát hiện U nang buồng trứng, nhân xơ dưới thanh mạc, trong cơ tử cung và bề dày nội mạc tử cung nhưng không phân biệt được polyp, nhân xơ dưới niêm, adenomynocis và thay đổi tân sinh.Ở phụ nữ tiền mãn kinh nên siêu âm vào ngày 4,5,6 của chu kỳ( nội mạc tử cung mỏng). Nếu nghi ngờ bất thường sẽ đánh giá lại bằng siêu âm buồng tử cung với bơm nước muối sinh lý, soi buồng tử cung.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp
  • Xét nghiệm đông máu, Hb/Hct.
  • Định lượng Prolactin
  • Định lượng Androgen

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thúy Hạnh- Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây