NHỮNG LƯU Ý KHI PHỤ NỮ SINH CON SAU TUỔI 35
TRẦN VĂN THI
2023-08-28T01:01:15-04:00
2023-08-28T01:01:15-04:00
http://trungtamytebaoloc.vn/khoa-csskss/nhung-luu-y-khi-phu-nu-sinh-con-sau-tuoi-35-579.html
/themes/default/images/no_image.gif
Trung tâm Y tế Thành phố Bảo Lộc
http://trungtamytebaoloc.vn/assets/images/logo.png
Thứ hai - 28/08/2023 01:01
Sau tuổi 35 – 40 không còn là giai đoạn lý tưởng nhất để phụ nữ sinh con. Để hành trình sinh con sau tuổi 35, thậm chí sau tuổi 40 diễn ra suôn sẻ, chị em cần lường trước những khó khăn, từ đó chuẩn bị cho mình một tâm lý sẵn sàng đón nhận và vượt qua.
“Phụ nữ trên 35 tuổi có nên sinh con không”, “trên 40 tuổi có sinh con được không” là lo lắng thường thấy của chị em lớn tuổi mong có con
PHỤ NỮ SINH CON Ở TUỔI 35 – 40 NÊN LƯỜNG TRƯỚC NHỮNG KHÓ KHĂN GÌ?
Tuổi 35 – 40 sinh con: chất lượng trứng sụt giảm, nguy cơ mắc bệnh ở thai nhi cao
Thời điểm lý tưởng cho việc sinh sản ở hầu hết phụ nữ nằm ở độ tuổi 20. Cơ hội thụ thai giảm dần bắt đầu vào khoảng 32 tuổi. Ở độ tuổi từ 35, khả năng sinh sản bắt đầu giảm với tốc độ nhanh hơn nhiều.
Ở tuổi 35 – 40 chất lượng trứng giảm rõ rệt: số lượng trứng non phát triển thành trứng trưởng thành giảm; hệ quả là khả năng thụ thai giảm.
Theo nghiên cứu, một phụ nữ khỏe mạnh ở tuổi 20 – 29 dễ thụ thai (đây là độ tuổi sinh con tốt nhất), đến tuổi 30 chỉ có 20% cơ hội thụ thai mỗi tháng, 40 tuổi thì cơ hội chỉ còn 5%. Bước sang tuổi 45, đa số muốn có con phải cần đến ít nhất một phương pháp hỗ trợ sinh sản là xin trứng của một người phụ nữ trẻ tuổi khác.
Tuổi càng cao nguy cơ sinh con bị bất thường nhiễm sắc thể càng cao. Đây là lý do làm tăng nguy cơ trẻ mắc hội chứng Down, Edwards,…ở phụ nữ trên 35 tuổi. Nguy cơ sinh con mắc Hội chứng Down ở tuổi 25 là 1/1.250. Ở tuổi 30, tỷ lệ này tăng lên với 1/952. Ở tuổi là 351/378 , những con số này là điều đáng lo ngại cho nhóm phụ nữ sinh con khi tuổi đã cao.
Phụ nữ mang thai ở tuổi 35 – 40 phải đối mặt với nhiều nguy cơ trong thai kỳ
Độ tuổi 35 – 40, phụ nữ mang thai có nguy cơ bị bệnh tiểu đường thai kỳ cao gấp 3 lần so với phụ nữ tuổi 20, bởi quá trình trao đổi chất diễn ra chậm hơn, khả năng ổn định đường huyết của cơ thể cũng giảm theo độ tuổi. Tình trạng đau khớp, giãn tĩnh mạch, cao huyết áp cũng dễ mắc phải ở phụ nữ có thai có tuổi trên 35.
Mặt khác, đến gần thời kỳ tiền mãn kinh, hiện tượng rụng trứng ở phụ nữ tuổi 35, 40 xảy ra bất thường, dẫn tới khả năng mang đa thai cao hơn. Điều này làm tăng biến chứng thai kỳ, cũng như sức khỏe em bé sau sinh.
Thêm nữa, việc sinh con sau tuổi 35 cũng sẽ vất vả hơn khi nhiều trường hợp được ghi nhận bị nhau tiền đạo (nhau thai che lấp một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung, có thể gây chảy máu ồ ạt nếu sinh thường); hay không có cơn co tử cung, suy tim thai. Đây chính là những lý do mà các mẹ có thai ở tuổi 35, 40 thường được bác sĩ chỉ định phải mổ lấy thai.
Cuối cùng, nguy cơ sảy thai, thai lưu, sinh non, sinh thiếu tháng, thai nhẹ cân cũng tăng lên khi mẹ bước qua tuổi 35.
- Phụ nữ ở độ tuổi 20 có khoảng 10% phụ nữ bị sảy thai.
- Vào đầu những năm 30 tuổi khoảng 12% phụ nữ bị sảy thai.
- Sau 35 tuổi, sảy thai chiếm 18% trường hợp mang thai
- Vào đầu những năm 40, 34% phụ nữ mang thai thai kỳ kết thúc vì sảy thai.
Với tất cả các nguy cơ như trên khi có thai các chị em nên lưu ý những vấn đề sau:
- Không nên sinh con sau tuổi 35 nếu đã sinh đủ 2 con.
- Khi mang thai nên đi khám thai tại các cơ sở y tế ít nhất 3 lần vào 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Mục đích nhằm phát hiện sớm và can thiệp xử lý những bất thường ở thai nhi nếu có, đồng thời các bác sĩ sẽ tư vấn , xét nghiệm phat hiện điều trị sớm một số bệnh có thể mắc phải trong quá trình mang thai nhằm tránh những hậu quả không mong muốn trong quá trình mang thai và khi sinh con.
Tác giả bài viết: TRẦN VĂN THI