Trung tâm Y tế Thành phố Bảo Lộchttp://trungtamytebaoloc.vn/assets/images/logo.png
Thứ hai - 05/04/2021 03:41
- Trẻ bị suy dinh dưỡng có biểu hiện chậm phát triển thể lực và trí tuệ.- Trẻ quá thấp, quá gầy so với tuổi, thể lực yếu, học kém tức là trẻ đang ở trong tình trạng dinh dưỡng không bình thường.
SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG 1.Hậu quả: - Trẻ bị suy dinh dưỡng có biểu hiện chậm phát triển thể lực và trí tuệ. - Trẻ quá thấp, quá gầy so với tuổi, thể lực yếu, học kém tức là trẻ đang ở trong tình trạng dinh dưỡng không bình thường. - Hậu quả của suy dinh dưỡng thường không thể khắc phục được. - Nếu bị suy dinh dưỡng lúc còn nhỏ thì lớn lên trẻ sẽ không thể đóng góp hết sức mình vào sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. 2. Nguyên chính gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ em
Nguyên nhân quan trọng hàng đầu là do chế độ ăn uống không đầy đủ về chất lượng và số lượng.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến suy dinh dưỡng như: hay bị bệnh, bà mẹ và trẻ em chưa được chăm sóc sức khỏe hợp lí. Ví dụ:
Khi mang thai nếu bà mẹ không có chế độ ăn uống hợp lí về số lượng và chất lượng thì đứa trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ nhẹ cân.
Trong vòng 6 tháng đầu tiên, nếu trẻ không được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ, trẻ sẽ có nhiều nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và dễ mắc các bệnh vì thức ăn ngoài không phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng cũng như không đảm bảo vệ sinh bằng sữa mẹ;
Khi trẻ trên 6 tháng tuổi, việc cho trẻ tiếp tục bú sữa mẹ kết hợp với ăn bổ sung với chất lượng và số lượng đẩy đủ là rất cần thiết để trẻ không bị suy dinh dưỡng;
Thiếu nguồn nước sạch và các hệ thống xử lí nước sạch hợp lí cũng là những yếu tố thuận lợi cho các bệnh phát triển mà thường là bệnh ỉa chảy ở trẻ em. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng và tử vong;
Khi người mẹ quá bận rộn, ít thời gian chăm sóc trẻ, trẻ cũng dễ bị bệnh, và có khi không được ăn uống đầy đủ, cũng dễ dẫn đến duy dinh dưỡng.
Việc chăm sóc sức khỏe không hợp lí cho bà mẹ và trẻ em cũng là một nguyên nhân sâu xa gây ra suy dinh dưỡng;
Nếu môi trường ở không được vệ sinh sạch sẽ và việc chế biến thực phẩm không được đảm bảo vệ sinh thì các bệnh nhiễm khuẩn cũng như suy dinh dưỡng sẽ dễ dàng xuất hiện.
Như vậy, bất cứ trẻ nào cũng có thể bị suy dinh dưỡng, dù gia đình của trẻ giàu hay nghèo. Không phải chỉ có những trẻ ở các gia đình nghèo nhất mới bị suy dinh dưỡng.
Cần chăm sóc tốt bà mẹ trước và trong thời kỳ mang thai;
Phát hiện và điều trị các bệnh sốt rét, bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, và các bệnh lý có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của bào thai;
Đối với phụ nữ không nên có thai sớm và các lần sinh nên cách xa nhau;
Tăng cường bổ sung, dự trữ vi chất đặc biệt là chất sắt, acid folic, i-ốt ở phụ nữ trẻ và các bà mẹ trước thời kỳ thai nghén;
Cải thiện chế độ ăn uống về mặt chất lượng cho bà mẹ trong thời kỳ mang thai;
Bổ sung cho bà mẹ chất sắt, canxi trong thời kỳ mang thai.
Các bà mẹ cần thực hành dinh dưỡng và vệ sinh đúng cách cho trẻ nhỏ trong suốt thời gian trẻ dưới 2 tuổi
Tại các bệnh viện huyện, trạm y tế xã, hoặc ngay tại nhà, cần để bà mẹ cho trẻ bú ngay sau lúc sinh và có thể cho bú lâu;
Các bà mẹ cần tin tưởng vào khả năng có sữa của bản thân, khả năng thỏa mãn nhu cầu bú và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ chỉ với sữa mẹ;
Người thân trong gia đình cần tạo điều kiện thuận lợi để các bà mẹ có thể cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
Các bà mẹ biết về cách cho con ngậm bắt vú đúng cách và dinh dưỡng tốt để bảo vệ nguồn sữa mẹ.
Khi trẻ trên 6 tháng tuổi nên tiếp tục cho trẻ bú đồng thời cho trẻ ăn thức ăn bổ sung. Nhằm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi này.
Như vậy, khi trẻ trên 6 tháng tuổi các bà mẹ nên:
Tiếp tục cho bú đến khi trẻ được ít nhất 24 tháng tuổi;
Cho trẻ ăn bổ sung 2-3 bữa một ngày với các thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh và có độ đặc hợp lí.
Bà mẹ có thể cho trẻ ăn 4 hoặc 5 bữa một ngày nếu thức ăn bổ sung không có đủ dinh dưỡng;
Các bà mẹ và những người chăm sóc trẻ nên động viên trẻ ăn nhiều, đặc biệt là đối với những trẻ lười ăn;
Thực hiện các biện pháp vệ sinh nhất là phải rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ, trước khi cho trẻ ăn.
Chú ý cho thêm dầu hoặc mỡ khi chế biến bữa ăn cho trẻ.
Các bà mẹ cần chăm sóc dinh dưỡng đúng cách cho trẻ trong khi bị bệnh, và tăng cường chế độ ăn uống cho trẻ trong thời gian sau khi khỏi bệnh.
Những việc mà các bà mẹ cần làm để giảm bớt các hậu quả về dinh dưỡng do các bệnh gây ra:
Tiếp tục cho trẻ bú trong thời gian trẻ bị bệnh;
Nếu có thể và khi trẻ đã được trên 6 tháng tuổi, hãy tiếp tục cho trẻ ăn bổ sung và động viên trẻ ăn;
Trong thời gian hồi phục bệnh, ngay khi trẻ có thể và muốn ăn, hãy cho trẻ ăn nhiều hơn và tiếp tục cho ăn nhiều càng lâu càng tốt;
Đưa trẻ đến Trạm y tế để:
Được hướng dẫn bổ sung vitamin A nếu trẻ bị sởi, bổ sung sắt nếu trẻ bị thiếu máu hoặc các loại thuốc khác, bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết khác;
Được cân trẻ và xem xét tình trạng dinh dưỡng, chế độ ăn uống của trẻ;
Được tư vấn về chế độ ăn uống hợp lí đối với tình trạng của bà mẹ và của trẻ
Biện pháp quan trọng nhất trong phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em là việc các bà mẹ phải nắm được cách cho trẻ bú sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sung đúng cách, hợp lí
Nguồn “Viện Dinh dưỡng” NHS Nguyễn Thị Thúy Hạnh sưu tầm và tổng hợp.