Acid uric là một axit hữu cơ hòa tan trong máu, được lọc qua thận và phần lớn được đào thải thông qua nước tiểu, một phần nhỏ hơn được đào thải qua đường tiêu hóa. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều acid uric vì một nguyên nhân nào đó hoặc do thận không đảm bảo được khả năng lọc sẽ dẫn đến tình trạng tăng nồng độ acid uric máu, gây ra một số rối loạn trong cơ thể.
Bên cạnh đó, sự gia tăng nồng độ acid uric sẽ dẫn đến tình trạng gia tăng sự lắng đọng muối urat tại các khớp và mô mềm, đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh Gout điển hình (một tình trạng đáp ứng viêm đối với sự lắng đọng của các tinh thể urat). Thông qua xét nghiệm acid uric trong huyết thanh sẽ giúp định lượng được acid uric có trong máu, từ đó giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan một cách kịp thời và hợp lý nhất.
Xét nghiệm acid uric trong huyết thanh sẽ giúp định lượng được acid uric có trong máuGout là một rối loạn chuyển hoá liên quan đến sự lắng đọng của các tinh thể urat tại các mô xương, khớp do tăng quá mức nồng độ acid uric trong máu (do cơ địa di truyền) và giảm đào thải acid uric qua thận và là căn bệnh không có vắc-xin phòng ngừa. Tuy nhiên, bệnh gout là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn và khi được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời sẽ có tỉ lệ khỏi bệnh rất cao, ngược lại khi bệnh vào giai đoạn mãn tính thì khả năng hồi phục đòi hỏi mất nhiều thời gian hơn.
Chỉ số acid uric máu là yếu tố quyết định trong việc chẩn đoán bệnh gout. Acid uric máu bình thường:
Nam giới: 208 - 428 umol/L.
Nữ giới: 154 - 357 umol/L.
Khi nồng độ acid uric máu dưới ngưỡng bình thường sẽ không gây hiện tượng lắng đọng tinh thể urat. Ngược lại, khi nồng độ acid uric vượt quá ngưỡng bình thường dễ đến việc tăng nguy cơ lắng đọng tinh thể urat ở một số tổ chức và cơ quan, đặc biệt là ở khớp gây ra bệnh gout.
Ở giai đoạn đầu, bệnh gout gần như không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào để nhận biết. Hầu hết bệnh nhân gout chỉ phát hiện bệnh khi bước vào giai đoạn mạn tính với các cơn đau khớp thường xuyên, hoặc xuất hiện u cục (hạt tophi) ở khớp xương và các tổ chức lân cận.
Chỉ số acid uric máu giúp chẩn đoán bệnh goutĐể không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm chỉ số acid uric máu, trước khi thực hiện người bệnh không nên ăn hoặc uống trong vòng 8 - 10 tiếng, không uống thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin hoặc bất kỳ sản phẩm thảo dược nào ngoại trừ chỉ định của bác sĩ, không uống rượu, thức uống có cocaine hoặc chất kích trước khi tiến hành xét nghiệm.
Xét nghiệm acid uric là xét nghiệm đơn giản, chỉ mất vài phút để kỹ thuật viên lấy máu. Máu được lấy từ tĩnh mạch, chuyển xuống phòng xét nghiệm sau đó sẽ được thực hiện đo lường nồng độ trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm acid uric khá an toàn, không gây nguy hiểm, tuy nhiên vẫn có một tỉ lệ rất nhỏ xảy ra rủi ro thông thường khi thực hiện thao tác lấy máu như:
Nồng độ acid uric máu cao hơn bình thường cho biết cơ thể đang sản sinh quá nhiều acid uric hoặc do suy giảm khả năng đào thải của thận, đây có thể dấu hiệu báo động của một số bệnh lý như:
Trong một số trường hợp, nồng độ acid uric thấp hơn bình thường có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe như:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Danh bạ cơ quan