Đái tháo đường thai kỳ là đái tháo đường được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, không nói rõ đái tháo đường typ 1 hay đái tháo đường typ 2. Còn đối với các sản phụ có mắc đái tháo đường từ trước khi mang thai thì được gọi là đái tháo đường type 1 hoặc đái tháo đường type 2.
Đái tháo đường thai kỳ gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm như:
Để phòng tránh các biến chứng, sản phụ cần kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán có mắc đái tháo đường thai kỳ hay không, để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường (đối với đái tháo đường chưa được chẩn đoán trước đây) tại lần khám thai đầu tiên đối với những người có các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường. Nếu xét nghiệm ở 3 tháng đầu của thai kỳ thì sẽ được sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường như người bình thường (bỏ tiêu chuẩn về HbA1c).
Đối với những sản phụ có yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ như tuổi >35, béo phì, có tiền sử bị đái tháo đường thai kỳ, sinh con to lớn hơn 4kg (>4kg), buồng trứng đa nang, thai chết lưu không rõ nguyên nhân và có tiền sử gia đình bị đái tháo đường, đường niệu (+) thì cần được làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh đái tháo đường thai kỳ từ lần khám thai đầu tiên.
Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những thai phụ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.
Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán đái tháo đường thật sự (bền vững): Ở phụ nữ có mắc đái tháo đường thai kỳ sau khi sinh từ 4 đến 12 tuần. Dùng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và các tiêu chuẩn chẩn đoán không mang thai phù hợp trên lâm sàng. Sử dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường của người bình thường (không áp dụng tiêu chuẩn về HbA1c).
Ở phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm để phát hiện sự phát triển đái tháo đường hay tiền đái tháo đường ít nhất mỗi 3 năm một lần.
Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ, sau đó được phát hiện có tiền sử đái tháo đường: Cần được điều trị can thiệp lối sống tích cực hay metformin để phòng ngừa đái tháo đường.
Có thể thực hiện một trong những phương pháp sau để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ:
Phương pháp 1 bước (one-step strategy)
Thực hiện nghiệm pháp dung nạp 75g glucose đường uống (75-g OGTT): đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói và tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những sản phụ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.
Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện vào buổi sáng lúc đói, sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ khi bất kỳ giá trị glucose huyết thoả mãn tiêu chuẩn sau đây:
Phương pháp 2 bước (two-step strategy)
Bước 1: Thực hiện nghiệm pháp uống glucose 50g hoặc uống tải glucose 50 gam (glucose loading test: GLT): Uống 50 gam glucose (trước đó không nhịn đói), đo glucose huyết tương tại thời điểm 1 giờ, ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với những sản phụ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.
Nếu mức glucose huyết tương được đo lường tại thời điểm 1 giờ sau uống là 130 mg/dL, 135 mg/dL, hoặc 140 mg/dL (7,2 mmol/L, 7,5 mmol/L, 7,8 mmol/L) tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g.
Bước 2: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp 100g glucose đường uống (100-g OGTT): Nghiệm pháp phải được thực hiện khi bệnh nhân đang đói: Bệnh nhân nhịn đói, sau đó uống 100 gam glucose được pha trong 250ml - 300 ml nước, đo glucose huyết lúc đói vào tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, sau khi uống glucose.
Các chỉ số xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ:
Glucose
Glucose là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi lượng đường huyết trong máu tăng rất cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.
Ketone
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm khác để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ ví dụ như:
Đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm không chỉ cho mẹ mà còn gây ra cho cả thai nhi. Do đó nên làm xét nghiệm ở 3 tháng đầu của thai kỳ để được chẩn đoán sớm, đặc biệt ở những người có nguy cơ đái tháo đường thì cần làm xét nghiệm ngay từ lần khám thai đầu tiên và có những biện pháp phòng ngừa đái tháo đường.Trung Tâm Y Tế TP Bảo Lộc mang đến chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Lịch sử hình thành trung tâm y tế tp Bảo Lộc Lâm Đồng