XÉT NGHIỆM SYPHILIS - PHƯƠNG PHÁP SÀNG LỌC BỆNH GIANG MAI

Chủ nhật - 20/08/2023 20:52
Xét nghiệm Syphilis là tổng hợp các xét nghiệm được thực hiện nhằm sàng lọc, chẩn đoán Syphilis - tên gọi khác của bệnh giang mai do xoắn khuẩn nhạt Treponema pallidum gây ra. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm mang tính xã hội, lây nhiễm qua đường tình dục và cũng có thể lây qua đường máu, từ mẹ sang con. Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về các xét nghiệm Syphilis đang được các cơ sở y tế áp dụng hiện nay.
XÉT NGHIỆM SYPHILIS - PHƯƠNG PHÁP SÀNG LỌC BỆNH GIANG MAI

1. Tổng quan về xét nghiệm Syphilis

xét nghiệm Syphilis là các xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán và sàng lọc Syphilis giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh để có can thiệp y tế kịp thời. Thời gian ủ bệnh của Syphilis là khoảng 21 ngày kể từ khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể và các tổn thương sẽ xuất hiện sau khoảng 3 - 4 tuần bị lây. Thời gian này chính là thời điểm lý tưởng để làm xét nghiệm Syphilis và cho kết quả có tính chính xác cao. 

2. Các phương pháp xét nghiệm Syphilis

Các xét nghiệm Syphilis phổ biến hiện nay bao gồm: Xét nghiệm RPR, xét nghiệm TPPA, xét nghiệm VDRL.

Hình ảnh xoắn khuẩn giang mai - xoắn khuẩn nhạt Treponema pallidum

Hình ảnh xoắn khuẩn giang mai - xoắn khuẩn nhạt Treponema pallidum

2.1 Xét nghiệm RPR 

Xét nghiệm RPR (Rapid Plasma Reagin) nhằm sàng lọc kháng thể giang mai trong máu của người bệnh. Xét nghiệm này nhằm phân biệt xoắn khuẩn giang mai đối với các vi khuẩn gây bệnh khác trong xét nghiệm Syphilis lần đầu.

Đồng thời, xét nghiệm này cũng có vai trò trong việc theo dõi tiến triển điều trị bệnh đối với người đã xác định nhiễm cũng như đánh giá hiệu quả của lộ trình điều trị. Nếu số kháng thể có xu hướng giảm thì chứng tỏ người bệnh đáp ứng tốt với liệu trình đã điều trị và người lại nếu số kháng thể có xu hướng tăng hoặc không thay đổi thì cần xem xét, hiệu chỉnh phương pháp điều trị hay thay thế một phương pháp khác.

Nếu xét nghiệm RPR cho kết quả là âm tính thì chứng tỏ người được xét nghiệm không mắc bệnh. Trường hợp dương tính thì có khả năng người đó đã bị mắc bệnh và để chắc chắn thì các bác sĩ thường chỉ định làm thêm xét nghiệm TPHA.

2.2 Xét nghiệm TPHA 

Xét nghiệm TPHA (Treponema pallidum) được dùng để tìm hiểu sự hiện diện của kháng thể kháng xoắn khuẩn giang mai có ở trong huyết tương (hay còn gọi là huyết thanh) của người mắc Syphilis.

Xét nghiệm này dựa trên nguyên lý của phản ứng ngưng kết. Khi có sự xâm nhập của vi khuẩn hay bất kỳ tác nhân lạ nào vào cơ thể (kháng nguyên), hàng rào miễn dịch trong máu sẽ được kích hoạt để bao vây, tiêu diệt tác nhân đó đồng thời tạo phản ứng sinh ra kháng thể. Kháng thể được tạo ra tương ứng sẽ ngưng kết, trung hòa kháng nguyên nhằm hạn chế sự lây lan. 

Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính nghĩa là không tìm thấy xoắn khuẩn giang mai, ngược lại nếu kết quả dương tính thì khả năng người được xét nghiệm đã nhiễm bệnh. Tuy xét nghiệm TPHA cũng là một xét nghiệm đặc hiệu, nhưng trong một vài trường bệnh phong, bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng và rối loạn mô liên kết cho kết quả dương tính. Đây là hiện tượng dương tính giả, đối với trường hợp người xét nghiệm không có nguy cơ lây nhiễm bệnh thì cần làm thêm xét nghiệm FTA-ABS (phản ứng miễn dịch huỳnh quang) để kết luận. 

2.3 Xét nghiệm VDRL

Xét nghiệm VDRL (Venereal Disease Research Laboratory) cũng làm một xét nghiệm kiểm tra các kháng thể giang mai. Xét nghiệm này có thể thực hiện được trên máu hoặc dịch tủy sống. 

Xét nghiệm VDRL nhằm kiểm tra các kháng thể mà cơ thể tạo ra để đáp ứng các kháng nguyên từ các tế nào bị vi khuẩn tấn công. 

Kết quả xét nghiệm VDRL là âm tính với kháng thể giang mai có thể cho thấy người xét nghiệm không mắc bệnh giang mai. Nếu xét nghiệm dương tính trở lại, người đó có thể mắc bệnh. Đối với trường hợp này bác sỹ sẽ yêu cầu làm thêm một xét nghiệm cụ thể hơn để xác nhận kết quả.

3. Cần xét nghiệm Syphilis khi nào?

Người bệnh nên xét nghiệm Syphilis  nếu có một trong những triệu chứng dưới đây: 

  • Trong khoảng 1 - 3 tháng sau nhiễm bệnh, trên cơ thể người bệnh bắt đầu xuất hiện những nốt viêm loét hình tròn hoặc bầu dục, cứng như sụn, màu đỏ, không đau, không ngứa ở vị trí cơ quan sinh dục, trực tràng, quanh hậu môn, hầu họng.

  • Khoảng 4 - 10 vết loét biến mất sẽ tiếp xúc xâm nhập vào máu và lây lan khắp cơ thể. Khi đó, người bệnh sẽ thấy được những tổn thương niêm mạc, những vết ban đỏ ở giữa có hiện tượng bị ăn mòn hay lở loét. 

  • Một triệu chứng khác đi kèm như bị sốt, đau họng, đau đầu, mệt mỏi, sụt cân, nổi hạch ở hai bên bẹn,....

  • Khi cơ thể có sự xuất hiện của các vết loét, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, thực hiện các xét nghiệm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Hình ảnh vết viêm loét trên cơ thể người bị bệnh giang mai

Hình ảnh vết viêm loét trên cơ thể người bị bệnh giang mai

Đối với phụ nữ mang thai, bác sỹ sẽ sàng lọc bệnh nhân như một phần chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Bên cạnh đó, người bệnh nếu đang điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như bệnh lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục hoặc HIV cũng sẽ được bác sỹ chỉ định xét nghiệm Syphilis.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây