BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP VÀ THAI NGHÉN
NHS Nguyễn Thị Thúy Hạnh khoa Sức khỏe sinh sản.
2021-08-24T08:13:20+07:00
2021-08-24T08:13:20+07:00
http://trungtamytebaoloc.vn/Tin-tuc/benh-ly-tuyen-giap-va-thai-nghen-180.html
/themes/default/images/no_image.gif
Trung tâm Y tế Thành phố Bảo Lộc
http://trungtamytebaoloc.vn/assets/images/logo.png
Thứ ba - 24/08/2021 08:13
ĐẠI CƯƠNG
Phụ nữ có thai có nguy cơ cao rối loạn các chức năng tuyến giáp, trong đó có suy chức năng tuyến giáp. Bệnh lý tuyến giáp thai kỳ rất nguy hiểm đối với sự phát triển của thai kỳ và sức khỏe của sản phụ, đặc biệt là trong ba tháng đầu.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, hình cánh bướm, thường nằm ở phía trước, dưới của cổ. Chức năng của tuyến giáp là tổng hợp hóc môn giáp trạng, tiết vào máu và đến các mô trong cơ thể. Hóc môn tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, giúp não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động ổn định.
Ở phụ nữ mang thai trong 3 tuần đầu của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormon tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai. Đây là thời kỳ quan trọng để hình thành và phân chi các cơ quan trên cơ thể thai nhi, việc đủ hormone là điều rất quan trọng, điều ngày đồng nghĩa với nếu thai phụ bị các bệnh lý tuyến giáp như suy giáp hay cường giáp sẽ ảnh hưởng đến thai nhi thời kỳ này và có thể gây ra những biến chứng hết sức nguy hiểm cho trẻ.
Những thay đổi bình thường của chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai ?
- Thay đổi về hóc môn: Khi mang thai cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra 2 hóc mônchính: βhCG (human chorionic gonadotropin) và estrogen. Việc tăng βhCG trong 3tháng đầu của thai kỳ có thể làm giảm nhẹ hóc môn TSH (hóc môn kích thích giáp trạng), lúc này gọi là cường giáp cận lâm sàng. TSH sẽ tăng trở lại ở giai đoạn saucủa thai kỳ. Estrogen (hóc môn sinh dục nữ) sẽ làm tăng hóc môn tuyến giáp gắn protein trong huyết thanh, tuy nhiên hóc môn tuyến giáp tự do (FT3, FT4) không tăng, do đó không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Như vậy chức năng tuyến giáp vẫn bình thường nếu TSH, FT3 và FT4 bình thường.
- Thay đổi về kích thước: Tuyến giáp có thể thay đổi về kích thước trong quá trìnhmang thai: Kích thước lớn hơn khoảng 10- 15%, gọi là bướu cổ. Tỷ lệ này cao hơnở phụ nữ sống ở vùng núi - nơi thiếu hụt I ốt. Siêu âm là biện pháp tốt nhất giúpphát hiện tăng kích thước tuyến giáp. Khi thai phụ có tăng kích thước tuyến giápthì nên đến gặp bác sỹ để được xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
Sinh lý tuyến giáp ở mẹ và ở thai
Do độ lọc cầu thận tăng trong thai kỳ nên thận cũng tăng thải iod. Vì thế
Tác động của chức năng tuyến giáp đến mẹ và bé ?
Trong 10-12 tuần đầu của thai kỳ, đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào chức năngtuyến giáp của người mẹ. Hết 3 tháng đầu, cơ thể của bé sẽ tự sản xuất ra hóc môn tuyến giáp. Mặc dù vậy, bé vẫn phải phụ thuộc chính vào lượng I ốt bà mẹ ăn vào.Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo phụ nữa mang thai nên bổ sung 200 mcg Iốt/ngày để duy trì chức năng tuyến giáp.
1. Ảnh hưởng của bệnh lý tuyến giáp đối với thai phụ
- Giảm khả năng thụ thai
- Hậu quả: Có thề gây xảy thai, đẻ non, thai chết trong tử cung hoặc chết chu sinh
- Các chất T3, T4, TSH không qua nhau được, nhưng iodine thì có thể qua nhau vì vậy tuyến giáp của thai nhi phát triển độc lập với người mẹ
- Trẻ sơ sinh có thể mang nhiều bất thường như bướu cổ bẩm sinh, Tetany và loạn dưỡng xương (Bất thường này có thể là hậu quả của việc điều trị Basedow cho mẹ)
- Dể bị TSG- sản giật, mất sữa trong thời kỳ hậu sản
- Ảnh hưởng của thiếu iod đối với thai nhi
- Trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác.
- Gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng
- Bướu cổ bẩm sinh
- Suy tuyến giáp sơ sinh: Khó bú, khó nuốt, ít cử động…
- Hậu quả xa: Bướu cổ, Phát triển kém đần độn
- Các biện pháp xử trí
- Tầm quan trọng của iod:
- Bổ sung iod: quan trọng
- Ở những vùng cao- thiếu iod trầm trọng bà mẹ được tiêm lipiodol 0,5ml/ 3 năm
- Khám thai phát hiện bướu cổ tư vấn dùng muối iod
- Phát hiện sớm và gởi đi khám những trẻ suy giáp, phát triển kém, đần độn…
Kết luận:
Iốt đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển cơ thể con người. Iốt là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da - lông - tóc - móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động...Trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng rất dễ bị thiếu iốt do nhu cầu tăng cao.
Tác giả bài viết: NHS Nguyễn Thị Thúy Hạnh khoa Sức khỏe sinh sản.
Nguồn tin: Tổng họp