CHUYÊN ĐỀ: RỐI LOẠN KINH NGUYỆT( PHẦN I)

Thứ ba - 16/05/2023 05:37
Rối loạn kinh nguyệt là bất thường kinh nguyệt về tuổi có kinh, chu kỳ kinh và lượng máu kinh. Tuy nhiên vẫn có trường hợp không có bất thường về lâm sàng nhưng lại là chu kỳ không bình thường về sinh lý: chu kỳ không phóng noãn, bệnh nhân đến khám vì lí do vô sinh.
ĐẠI CƯƠNG
  • Kinh nguyệt là xuất huyết âm đạo có chu kì, là dấu hiệu thể hiện hoạt động của buồng trứng và niêm mạc tử cung, phải bình thường về mặt cấu trúc giải phẫu, mô học và và sự tiếp nhận nội tiết
  • Tuổi có kinh: 13 – 16 tuổi / 11 – 13 tuổi
  • Tuổi mãn kinh: 45 - 50 tuổi
  • Chu kì kinh trung bình 24 - 35 ngày
  • Mỗi kì kéo dài:  3 - 7 ngày
  • Máu mất khoảng : 50 -100g / chu kì 30 - 40ml/ chu kì
  • Rối loạn kinh nguyệt là bất thường kinh nguyệt về tuổi có kinh, chu kỳ kinh và lượng máu kinh. Tuy nhiên vẫn có trường hợp không có bất thường về lâm sàng nhưng lại là chu kỳ không bình thường về sinh lý: chu kỳ không phóng noãn, bệnh nhân đến khám vì lí do vô sinh.
PHÂN BIỆT CÁC TRIỆU CHỨNG RỐI LOẠN KINH NGUYỆT
  Chu kỳ Số ngày Lượng máu Nguyên nhân Điều trị
Bình thường 24-35 ngày 3-7 ngày 33ml    
Đa kinh < 24 ngày     Giai đoạn nang noãn sớm trưởng thành Dùng Estrogen nửa đầu chu kỳ, Progesteron ở nửa sau pha hoàng thể
Thưa kinh > 35 ngày     Giai đoạn nang noãn kéo dài Không điều trị
Cường kinh Đều > 7 ngày  Nhiều hơn bình thường Thường do cường Estrogen  
Rong kinh Đều > 7 ngày > 80ml Tổn thương /U xơ tử cung/ không rụng trứng  
Rong huyết Không đều Không đều Lượng ít/ vừa    
Thiểu kinh   Ngắn, bình thường Ít Nội mạc tử cung kém Định lượng Prolactin/ máu, TSH/ máu
VÒNG KINH KHÔNG PHÓNG NOÃN
  • Chu kỳ kinh không đều
  • Cơ chế ra máu kinh không cần sự hiện diện của Progesteron= không có hoàng thể, mà chỉ cần sự thay đổi nồng độ Estrogen giảm.
  • Thường xảy ra trong những chu kỳ đầu của dậy thì và thời kỳ tiền mãn kinh
  • Thường không thống kinh
  • Phát hiện bằng xét nghiệm, sinh thiết nội mạc tử cung, đo thân nhiệt buổi sáng
VÔ KINH
  • Kinh muộn: Quá tuổi dậy thì(16-18 tuổi) mà chưa có kinh
  • Vô kinh nguyên phát; sau vô kinh muộn vài năm
  • Vô kinh thứ phát: mất kinh > 3 tháng/ Tiền sử hành kinh trước đó gồm có 3 hình thái:
Vô kinh sinh lý Vô kinh giả
 Nội mạc tử cung vẫn hoạt động theo chu kỳ, thay đổi và bong ra nhưng máu kinh không ra ngoài được→ ứ máu kinh trong tử cung
Vô kinh bệnh lý
  • Phụ nữ có thai
  • Phụ nữ cho con bú
  • Phụ nữ mãn kinh
  • Cổ tử cung bị bít
  • Không có âm đạo
  • Màng trinh không thủng
  • Do tử cung dị dạng
  • Do buồng trứng: cắt bỏ/ không phát triển, bị bệnh lý.
  • Do tuyến yên: Suy, u, Sheehan
  • Do tuyến giáp: cường / thiểu năng tuyến giáp
  • Do tuyến thượng thận; cường vỏ tiết nhiều androgen, Addison
THỐNG KINH NGUYÊN PHÁT
  • Là hiện tượng đau bụng khi hành kinh
  • Liên quan đến chu kỳ rụng trứng, thăm khám khung chậu bình thường
  • Tính chất đau: Từ hạ vị lên ức, lan xuống đùi, lan ra khắp bụng. Đau từng cơn, đau trằn bụng.
  • Nguyên nhân: Do mạch máu bị co thắt lại làm tổ chức thiếu oxy+ tử cung thường co cứng ở trong lỗ trong cổ tử cung, tư thế tử cung.
  • Ngày nay theo nghiên cứu thấy rằng: Các mô bị hoại tử khi hành kinh sẽ tạo ra Menotoxinco thắt tử cung quanh lỗ trong làm thiếu oxy gây đau+ nồng độ Progesteron cao.
  • Điều trị: Dùng thuốc giảm đau/ Thuốc uống ngừa thai/ Giảm căng thẳng tinh thần( tuổi dậy thì), điều trị theo nguyên nhân.
THỐNG KINH THỨ PHÁT
  • Liên quan đến các bệnh lý vùng chậu như: Lạc nội mạc tử cung, các loại u tử cung, hoặc viêm nhiễm vùng chậu.
  • Điều trị : theo nguyên nhân

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thúy Hạnh- Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây