XÉT NGHIỆM VIÊM GAN A GIÚP PHÁT HIỆN VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM GAN A

Thứ hai - 22/04/2024 03:28
Viêm gan A là bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, bệnh diễn biến nhanh, gây nguy hiểm cho người bệnh. Xét nghiệm viêm gan A giúp chẩn đoán, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, điều trị kịp thời.
XÉT NGHIỆM VIÊM GAN A GIÚP PHÁT HIỆN VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM GAN A

1. Tìm hiểu chung về bệnh viêm gan A

Viêm gan siêu vi A (HAV) là bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, do virus viêm gan A gây ra, gây suy giảm chức năng gan, bệnh có tốc độ diễn biến nhanh, là một bệnh dễ lây nhưng khi điều trị có thể hồi phục hoàn toàn. Một số biểu hiện của bệnh là mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng hoặc đau tức, khó chịu ở vùng bụng trên bên phải, bên dưới xương sườn, chán ăn, sốt nhẹ, nước tiểu sẫm màu, đau cơ, ngứa, vàng da, vàng mắt,...

1.1.Nguyên nhân gây bệnh viêm gan A

Viêm gan A lây nhiễm qua đường tiêu hóa, qua sử dụng thực phẩm, nước uống và tiếp xúc các vật dụng bị nhiễm virus viêm gan A. Virus viêm gan A có nhiều trong nước bọt, phân, mồ hôi, nước tiểu và tồn tại trên các vật dụng như: khăn mặt, ly tách, chén, bát,... của người bệnh. Vì vậy, Viêm gan A có thể lây nhiễm khi ăn chung đồ ăn, sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng,... với người bệnh.

1.2. Biểu hiện lâm sàng bệnh viêm gan A

Khi nhiễm virus viêm gan A từ 2 đến 3 tuần người bệnh mắt đầu có những triệu chứng của bệnh như:

Mệt mỏi, thiếu tập trung

xét nghiệm viêm gan A

Các biểu hiện của bệnh viêm gan A không rõ ràng trong thời gian đầu

Gan bị nhiễm virus, hiệu suất bài tiết của gan giảm dẫn đến cơ thể mệt mỏi, đây là triệu chứng đầu tiên khi nhiễm bệnh, nhưng khá mờ nhạt, khó phát hiện bệnh.

Chán ăn, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon

Gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa, khi nhiễm virus dẫn đến các chức năng của gan suy giảm dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu

Các chất độc trong gan tích tụ và phát ra ngoài, dẫn đến vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, đây là dấu hiệu đặc trưng khi mắc các bệnh lý về gan.

Sốt nhẹ theo khung giờ cố định

Theo cơ chế miễn dịch của cơ thể, bạch cầu được huy động để kháng viêm dẫn đến hiện tượng sốt nhẹ.

Sưng, đau các cơ khớp

Ít gặp, thường xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng.

2. Xét nghiệm viêm gan A là gì và cách đọc kết quả xét nghiệm

2.1. Xét nghiệm viêm gan A là gì?

Xét nghiệm viêm gan A là xét nghiệm máu, kiểm tra chỉ số kháng thể IgG (Anti HAV-IgG) và kháng thể IgM (Anti HAV-IgM) tồn tại trong huyết tương. Khi kết quả xét nghiệm dương tính với HAV, cần làm các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, để chẩn đoán giai đoạn bệnh và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.

Khi có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng nghi ngờ nhiễm viêm gan A, bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế làm xét nghiệm.

Xét nghiệm này giúp phát hiện bệnh, theo dõi mức độ bệnh, kiểm tra sau khi điều trị viêm gan A.

Mẫu máu xét nghiệm viêm gan A đựng trong ống chống đông

Mẫu máu xét nghiệm viêm gan A đựng trong ống chống đông

2.1. Kết quả xét nghiệm viêm gan A cho biết điều gì?

Xét nghiệm viêm gan A bằng cách lấy đi một lượng máu tĩnh mạch, làm xét nghiệm kiểm tra sự hiện diện của các kháng thể IgM và IgG.

Đối với kháng thể IgM (Anti HAV-IgM)

Kết quả dương tính với kháng thể IgM (Anti HAV-IgM): xuất hiện sớm ngay khi có dấu hiệu lâm sàng đầu tiên, tăng lên nhanh và đạt đỉnh sau khoảng 60 - 90 ngày nhiễm virus. Sau 12 - 14 tháng nhiễm bệnh, kháng thể IgM (Anti HAV-IgM) biến mất. Chẩn đoán viêm gan A cấp dựa trên phát hiện sự có mặt của Anti HAV-IgM.

Đối với kháng thể IgG (Anti Anti HAV-IgG)

Kết quả dương tính với kháng thể IgG (Anti HAV-IgG) chứng tỏ bệnh nhân đã hoặc đang nhiễm virus viêm gan A, kháng thể IgG tồn tại trong máu bảo vệ cơ thể, trường hợp tiêm vắc-xin phòng viêm gan A thì trong máu cũng xuất hiện kháng thể này.

3. Các đối tượng có nguy cơ mắc viêm gan A

Viêm gan A là bệnh lây nhiễm qua đường tiêu hóa, có tốc độ lây lan nhanh chóng, các đối tượng sau đây dễ có nguy cơ mắc viêm gan A:

  • Người có người thân trong gia đình nhiễm bệnh.

  • Người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp, chăm sóc người nhiễm bệnh thường xuyên mà chưa tiêm vắc xin viêm gan A.

  • Sống trong vùng có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A cao, đặc biệt ở trẻ em thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn người lớn.

  • Ăn chung, dùng chung các vật dụng như: dao cạo râu, kim tiêm, bàn chải đánh răng,... với người bị nhiễm bệnh.

  • Sử dụng nguồn nước bẩn, kém vệ sinh trong sinh hoạt.

  • Dùng thức ăn nhiễm virus viêm gan A, du lịch và làm việc ở các vùng dịch viêm gan A.

4. Cách phòng tránh bệnh viêm gan A

Để phòng tránh lây nhiễm viêm gan A, hãy chú ý những điều sau đây:

  • Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt và nấu ăn.

  • Vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

  • Tiêm vắc xin phòng tránh viêm gan A.

  • Ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm sống như tiết canh, gỏi cá, rau sống,...

  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân (chén, ly, khăn mặt, xô chậu,....) với người bệnh.

Chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng tránh viêm gan A

Chế độ ăn uống hợp lý giúp phòng tránh viêm gan A

5. Viêm gan A có biến chứng không?

Viêm gan A là bệnh tương đối dễ điều trị trong tất cả các bệnh về gan, nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh tương đối không nguy hiểm, có tỷ lệ chữa khỏi cao. Tuy nhiên, các trường hợp phát hiện dấu hiệu bệnh, lơ là, chủ quan, để bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến xơ gan, suy gan cấp tính, ung thư gan, rất nguy hiểm. Viêm gan A không gây tử vong, nhưng nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu bệnh bệnh nhân cần đi khám, và có cách điều trị thích hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây