THOÁI HOÁ KHỚP GỐI

Thứ bảy - 30/03/2024 07:39
THOÁI HOÁ KHỚP GỐI
Thoái hoá khớp gối là bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thoái hoá khớp gối được áp dụng như điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc y học cổ truyền. Phương pháp điều trị thoái hoá khớp gối bằng đông y ngày được chỉ định ngày càng rộng rãi, như điện châm, xoa bóp hoặc cấy chỉ... Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc một số thông tin về y học cổ truyền chữa thoái hóa khớp gối.

1. Tổng quan về bệnh thoái hoá khớp gối

Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa hủy hoại và tổng hợp sụn, xương dưới sụn. Sự mất cân bằng này được bắt đầu bởi các yếu tố di truyền, chuyển hóa, phát triển và chấn thương. Biểu hiện cuối cùng của thoái hóa khớp gối là thay đổi hình thái, phân tử, sinh hóa, cơ sinh học của tế bào và chất căn bản của sụn, điều này dẫn đến nhuyễn hóa, mất sụn khớp, nứt loét, xơ hóa xương dưới sụn, hình thành gai xương và nang xương dưới sụn. Bệnh thoái hoá khớp gối thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% trường hợp.
Theo Y học hiện đại, nguyên nhân thoái hóa khớp gối được chia làm 2 loại là thoái hoá khớp gối nguyên phát và thứ phát.
Thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền không có bệnh danh riêng. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân đến khám và điều trị thoái hóa khớp gối thường có triệu chứng đau, hạn chế vận động và sưng hoặc biến dạng khớp, nên thoái hóa khớp gối được quy vào chứng Tý, bệnh danh là Hạc tất phong.

2. Nguyên nhân và bệnh danh thoái hoá khớp gối theo y học cổ truyền

Phong hàn thấp hoặc phong thấp nhiệt tà thừa lúc chính khí hư tổn, vệ ngoại bất cố xâm phạm vào cơ biểu kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết tại khớp gây đau khớp và co duỗi khó khăn.
Công năng của tạng thận và can bị hư tổn do bệnh lâu ngày, làm tà khí bám vào gân xương. Hoặc do tuổi cao, chức năng của can thận suy giảm gây đau khớp, co duỗi khó khăn, biến dạng khớp và tái phát nhiều lần.
3. Điều trị theo YHCT
  • Dùng thuốc: Dưỡng cốt hoàn, Didicera, Ích khớp nang, Phong thấp khải hà
  • Điện châm 1 lần/ ngày, từ 7 đến 15 ngày/liệu trình.
  • Hoặc cấy chỉ. Mỗi lần cấy chỉ có tác dụng khoảng từ 7 đến 15 ngày, sau thời gian tự tiêu của chỉ có thể thực hiện liệu trình tiếp theo. 
  • Xoa bóp bấm huyệt: Thực hiện các thủ thuật xoa, xát, miết, bóp, vờn, vận động. Day, ấn các huyệt như trong công thức huyệt điện châm. Mỗi lần xoa bóp bấm huyệt 30 phút/lần/ngày, từ 7 đến 15 ngày/liệu trình.
4. Điều trị vật lý trị liệu
Điện xung, siêu âm trị liệu
PHÒNG BỆNH 
Thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
Thực hiện tốt chế độ ăn, tránh để tăng cân béo phì. Giảm cân nếu quá cân.
Tránh các chấn thương giúp làm chậm quá trình xuất hiện thoái hóa khớp.
Nên tập vận động khớp gối không trọng lượng: đạp xe đạp, bơi....

Hình ảnh điện châm vùng gối


Hình ảnh điện xung vùng gối (P)                       Hình ảnh siêu âm trị liệu vùng gối

Tác giả bài viết: BS CKYHCT Ngọc Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây