Tăng huyết áp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố có nguy cơ gồm:
- Bệnh thận cấp hoặc mạn tính;
- Hẹp động mạch thận
- U tủy thượng thận
- Hội chứng Conn
- Hội chứng Cushing’s
- Bệnh lý tuyến giáp, cận giáp, tuyến yên
- Một số loại thuốc
- Hẹp eo động mạch chủ
- Bệnh Takayasu
- Nhiễm độc thai nghén
- Ngưng thở khi ngủ
- Rối loạn sức khỏe tâm thần
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ Tăng huyết áp là:
- Trên 65 tuổi: Nguy cơ tăng huyết áp tăng lên khi bạn cao tuổi.
- Yếu tố Di truyền: Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh tăng huyết áp, khả năng bạn cũng bị tăng huyết áp cao sẽ cao hơn.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ẩm thực giàu muối, chất béo và thiếu chất xơ có thể tác động đến huyết áp.
- Thói quen sinh hoạt: Tiêu thụ quá nhiều cồn, hút thuốc lá, thừa cân béo phì, căng thẳng tâm lý đều có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
Triệu chứng
Đau đầu và chóng mặt
Mệt mỏi và khó thở
Đau ngực và nhịp tim không đều
Thay đổi tâm trạng và khó tập trung
Thay đổi thị lực và hiện tượng mờ mắt
Tăng huyết áp nghiêm trọng hơn có thể gây ra các triệu chứng:
- Mệt mỏi
- Buồn nôn, nôn mửa
- Lú lẫn
- Hồi hộp
- Đau tức ngực
- Run
Biến chứng
Nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách, tăng huyết áp có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
Bệnh tim và đột quỵ: Áp lực cao kéo dài trên thành mạch và các cơ quan quan trọng trong cơ thể, gây ra tổn thương và tắc nghẽn, dẫn đến các vấn đề tim mạch và đột quỵ.
Bệnh thận: Huyết áp cao gây tổn thương cho các mạch máu trong thận, gây ra suy thận và bệnh thận mãn tính.
Vấn đề thị lực: Huyết áp cao có thể gây tổn thương đến mạch máu trong mắt, gây ra tình trạng như đục thuỷ tinh thể và mắt đỏ.
Cách điều trị
Điều trị tăng huyết áp tùy thuộc vào mức độ tăng và tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân, nhưng có một số phương pháp chung như sau:
Thay đổi lối sống: Đảm bảo ăn một chế độ ăn lành mạnh, giảm cường độ tiêu thụ muối và chất béo, tăng cường hoạt động thể chất và giảm căng thẳng.
Thuốc điều trị: Bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng của người bệnh
Theo dõi định kỳ: Điều trị tăng huyết áp yêu cầu theo dõi định kỳ để đảm bảo huyết áp ổn định và giảm nguy cơ biến chứng.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Mai - Khoa YTDP
Nguồn tin: Internet:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Lịch sử hình thành trung tâm y tế tp Bảo Lộc Lâm Đồng